Sốt mò bắt nguồn từ loại vi khuẩn có tên Orientalis tsutsugamushi, thuộc họ Rickettsia. trung gian truyền bệnh là ấu trùng bọ ve mò. Sốt mò đang có xu hướng quay trở lại, ở vùng nông thôn lẫn thành phố đặc biệt là ở những nơi gần rừng rậm hoặc người thường xuyên đi du lịch bụi.
Biến chứng của sốt mò rất nguy hiểm, đã có nhiều trường hợp tử vong do không được cấp cứu kịp thời.
Sốt mò (hay còn gọi là sốt do mò - một loại ấu trùng thuộc họ ve, bọ chét). Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ loại vi khuẩn có tên Orientalis tsutsugamushi, thuộc họ Rickettsia. Ấu trùng bọ ve mò đã bị nhiễm mầm bệnh chính là vật trung gian truyền sốt mò. Ấu trùng mò mang vi khuẩn đốt cắn con người, truyền bệnh qua nước bọt là phương thức lây nhiễm duy nhất. Bệnh không lây lan từ người sang người.
Loại côn trùng này thường xuất hiện nhiều ở nơi ẩm ướt, lùm cây, bụi cỏ, ven sông suối. Sốt ve mò có thể xuất hiện quanh năm nhưng dễ bùng phát vào mùa mưa, đặc biệt là vào tháng 6 và tháng 7, thời tiết thay đổi, mưa nhiều ẩm ướt.
Ai cũng có nguy cơ bị sốt mò, tuy nhiên những người sống gần ổ dịch, hay đi rừng, hang, lội suối, người đi du lịch bụi, làm nương rẫy...có nguy cơ cao bị ấu trùng mò tấn công.
Sau khi bị mò cắn, cơ thể người sẽ bị sốt liên tục (trên 38 - 40 độ C). Ngoài sốt, sau khi bị mò cắn, người bệnh có thể gặp phải những dấu hiệu sau:
- Phát hiện những vết loét do mò đốt, nhất là ở vùng da mỏng mềm
- Nhức đầu, chóng mặt, phát ban, nổi hạch sưng đau
- Bệnh dễ bị nhầm lẫn với sốt xuất huyết, sốt rét, sốt siêu vi
Việc chẩn đoán phân biệt là rất quan trọng nhằm đưa ra phương hướng chữa bệnh chính xác, đòi hỏi phải thăm khám cẩn thận và làm một số xét nghiệm cần thiết. Nếu bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau vài tuần, tuy nhiên đa số các ca bệnh bị sốt mò thường phải điều trị sớm bằng kháng sinh nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm, nhất là ở trẻ em.
Sau khi ấu trùng mò xâm nhập và tấn công cơ thể, người bị cắn sẽ có những diễn biến sau:
Đây là biểu hiện đầu tiên sau khi da tiếp xúc với ấu trùng mò. Thông qua nước bọt của ấu trùng ve mò bị nhiễm bệnh, vi khuẩn O. tsutsugamushi nhân lên tại vùng bị cắn trên da người. Quá trình này tạo ra nốt sần, tiến triển thành mụn nước bằng hạt đỗ, có dịch mủ xuất hiện trên nền tấy đỏ.
Nốt phỏng này thường hoại tử sau đó vài ngày, đóng vảy màu nâu và tạo thành các vết loét.
Diễn biến của bệnh sốt mò
Sau khi gây ra những vết loét ngoài da, ấu trùng mò tấn công hệ hạch huyết, gây viêm xưng hạch vùng bị đốt. Sau đó sẽ xuất hiện sưng hạch ngoại biên, viêm hạch toàn thân, các hạch sưng và đau.
Người bị sốt mò có thể kèm phát ban và nổi hạch khắp người.
Người bị ấu trùng mò đốt còn có thể bị tổn thương đa tạng như phổi, gan, lách, não hoặc tim. Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất ở người bị sốt mò.
Tỷ lệ tử vong do sốt mò có thể lên đến 60% nếu không được điều trị kịp thời.
Sau khi bị ấu trùng mò cắn và xâm nhập vào cơ thể, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như:
- Trụy tim
- Đông máu nội mạc rải rác
- Viêm phổi nặng, suy hô hấp
- Nhiễm độc gan
- Tăng men gan
- Xuất huyết đường tiêu hóa
- Sốc nhiễm khuẩn
- Nôn hoặc ho ra máu
Sốt mò là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, gây ra bởi ấu trùng mò mang mầm bệnh là vi khuẩn O. tsutsugamushi.
- Tiêu diệt ổ dịch
- Phát quang bụi rậm
- Cẩn thận khi đi qua những nơi nhiều cây cối, sông suối, rừng rậm
- Bôi thuốc chống côn trùng dốt, giặt sạch quần áo
- Chú ý ba lô, giày dép, bao đựng nước, ô dù, áo mưa sau khi đi qua những nơi có nguy cơ bị côn trùng bám vào.
- Để ý những vùng da bị nổi đỏ bất thường, nếu nghi ngờ bị mò cắn, cần đến bệnh viện điều trị ngay.
- Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.