Thăm khám lâm sàng là bước đầu tiên của tất cả các cuộc chẩn đoán hen phế quản. Bác sĩ sẽ bắt đầu với 1 bài kiếm tra thể chất. Họ sẽ:
- Quan sát mũi, cổ họng và đường hô hấp trên.
- Sử dụng ống nghe để nghe âm thanh khò khè, tiếng thở rít.
- Kiểm tra da để tìm các triệu chứng dị ứng như chàm, phát ban, nổi mề đay.
- Hỏi về các triệu chứng hen suyễn như khò khè, khó thở, ho, tức ngực và các vấn đề hô hấp khác.
- Tìm hiểu tiền sử bệnh và sức khỏe tổng thể để tìm ra nguyên nhân gây hen suyễn.
Thăm khám lâm sàng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và phán đoán sơ bộ về tình trạng hen suyễn. Để xác định rõ mức độ và phân loại hen suyễn, bác sĩ cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán hen phế quản chuyên sâu khác.
Xét nghiệm chức năng phổi sẽ giúp xem xét phổi của bạn hoạt động tốt hay không. Một số xét nghiệm phổi phổ biến trong chẩn đoán hen phế quản là:
- Đo phế dung: Đo tốc độ và lượng khí mà bạn thổi ra, kiểm tra xem bạn có bị tắc nghẽn đường thở hay không.
- Thử thách Methacholine: Thực hiện khi các triệu chứng và xét nghiệm đo phế dung không chứng minh rõ bạn bị hen suyễn.
- Đo lưu lượng đỉnh: Kiểm tra xem phổi bạn đẩy không khí tốt như thế nào. Mặc dù chúng kém chính xác hơn so với đo phế dung, nhưng là các tốt để kiểm tra phổi tại nhà.
- Đo oxit nitric trong khí thở ra: Bạn sẽ thở vào một ống nối với máy đo lượng nitric oxide để chẩn đoán hen phế quản. Nếu nồng độ oxit nitric cao thì đường thở của bạn có thể bị viêm.
Mặc dù X-quang ngực hiếm khi được coi là phương pháp chẩn đoán hen phế quản, nhưng bác sĩ có thể áp dụng để đảm bảo không có gì khác gây ra các triệu chứng hen suyễn của bạn. Bằng cách xem X-quang phổi, bác sĩ có thể biết liệu bệnh hen suyễn có phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn hay không, hay là do một yếu tố khác.
Các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán hen phế quản chính xác, loại trừ các tình trạng khác, tìm nguyên nhân kích hoạt các cơn hen,...
- Xét nghiệm xoang hoặc polyp mũi: Đây là 2 tình trạng khiến cho hen suyễn khó điều trị và kiểm soát hơn. Nếu xác định được sự tồn tại của xoang và polyp mũi, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị 2 tình trạng này trước bằng kháng sinh trong 10 - 12 ngày, trước khi điều trị hen suyễn. Điều trị viêm xoang có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn.
- Xét nghiệm chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Xác định trào ngược có phải là nguyên nhân dẫn đến hen phế quản hay không.
- Xét nghiệm dị ứng: Giúp phân loại hen phế quản thuộc nhóm hen dị ứng hay hen không do dị ứng. Xét nghiệm dị ứng cũng giúp tìm tác nhân kích hoạt triệu chứng hen cụ thể, từ đó phòng tránh chúng tốt hơn.
- Thử nghiệm kích hoạt: Là phương pháp cho bệnh nhân tiếp xúc thử với các tác nhân, nhằm tìm ra nguyên nhân gây hen suyễn cụ thể. Các thử nghiệm thường là kích hoạt căng thẳng, tập thể dục, thuốc aspirin,....
Dựa trên kết quả của các xét nghiệm chẩn đoán hen phế quản, bác sĩ có thể xác định bạn bị hen suyễn hay không, đang ở cấp độ nào, và chịu tác động của tác nhân nào. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ kiểm soát và điều trị phù hợp, hiệu quả cho từng bệnh nhân. Thông thường, nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị hen suyễn, họ sẽ kê toa thuốc hen để giúp kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa các cơn hen tấn công.
Nguồn dịch: https://www.webmd.com/asthma/diagnosing-asthma-tests#1