Hen suyễn là 1 căn bệnh liên quan đến phổi, còn được gọi với tên khác là bệnh hô hấp mãn tính hoặc là hen phế quản. Do đó, việc ăn uống sản phẩm nào tốt cho bệnh và cho sức khỏe là vấn đề rất được chú ý.
Có rất nhiều loại thực phẩm, trái cây cực kỳ tốt cho người bị hen suyễn có thể kể đến như:
Khoa học đã chứng minh "Chế độ ăn giàu trái cây và rau quả, cũng như chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa (đặc biệt là axit eicosapentaenoic omega-3 [EPA]), và thịt đỏ có xu hướng tốt hơn cho việc kiểm soát bệnh hen suyễn".
Trong rau và trái cây chứa rất nhiều chất chống oxy hóa: Beta carotene, vitamin E, C,... Các chất này đều có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn các tác nhân gây hại cho tế bào, gây viêm và kích ứng phổi. Cụ thể:
- Bơ chứa rất nhiều chất glutathione, cực kỳ tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh hen suyễn, giảm tình trạng viêm ở đường hô hấp. Ngoài ra, glutathione còn bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân, chất độc từ môi trường xung quanh thâm nhập vào cơ thể.
- Táo, cam, lựu có tác dụng giảm nguy cơ và triệu chứng của hen suyễn, giảm viêm đường hô hấp do chứa nhiều chất chống oxy hoá. Sử dụng các sản phẩm trên mỗi ngày có thể giúp kiểm soát tốt hơn căn bệnh này.
- Chuối chứa rất nhiều vitamin B6, đóng vai trò trong việc sản xuất ra adenosine triphosphate (ATP) và adenosine monophosphate dạng vòng (AMP vòng), làm giãn mô cơ mềm ở phế quản. Chính vì vậy, chuối là loại thức ăn vô cùng tốt cho người bị hen suyễn.
- Kiwi chứa nhiều vitamin C, làm giảm các cơn hen suyễn, giảm tình trạng khó thở, ho và chảy nước mũi.
- Cà chua rất giàu chất chống oxy hoá và ít calo. Ngoài ra, sử dụng nước ép cà chua thường xuyên cũng giúp đường thở được thư giãn hơn. Theo một nghiên cứu khoa học, nước ép cà chua chứa rất nhiều chất lycopene, giúp cho người bị hen suyễn có thể giải phóng đường thở sau một thời gian sử dụng.
Các loại quả tươi đều rất tốt cho bệnh hen suyễn nhưng bạn cần phải lưu ý không nên ăn các loại quả đã sấy khô vì nó vô cùng nguy hiểm với bệnh của bạn. Trong trái cây khô có chứa chất sulfite - một chất để bảo quản trái cây khô, sẽ khiến cho bệnh trở nặng hơn. Hoặc rượu trái cây cũng chứa nhiều chất sulfite làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh của bạn.
- Trong bông cải xanh, cải bó xôi,... (các loại rau cải xanh) có chứa nhiều chất ngăn ngừa bệnh hen suyễn như: beta-carotene, vitamin C, vitamin E, magie. Sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn của bạn giúp cung cấp 1 lượng lớn chất chống oxy hoá, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp do hen suyễn gây ra.
Đọc thêm:
- Bị hen suyễn có nên ăn tôm không? Những người nên kiêng ăn tôm
- Tìm hiểu về cơ chế gây hen của aspirin? Tại sao bị hen không được dùng aspirin?
Các sản phẩm từ cá hồi hay cá kiếm chứa rất nhiều chất béo không bão hoà đơn và chất béo không bão hoà đa, đặc biệt là axit béo omega 3 không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp giảm viêm. Ngoài ra, cá hồi rất giàu vitamin D làm giảm các triệu chứng do hen suyễn gây nên.
Vitamin D thường hay nhận được từ ánh sáng mặt trời nhưng nó cũng có nhiều trong các loại thực phẩm. Do đó, sự lựa chọn hàng đầu là các cá béo, tiếp theo là sữa, trứng,... Chất này giúp tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi trùng, giảm sưng trong đường thở. Ngược lại, việc thiếu vitamin D cũng có thể gây ra bệnh hen suyễn.
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó có chứa tocopherol giúp giảm các triệu chứng ho, thở khò khè do hen suyễn gây nên. Ngoài ra, sản phẩm cũng rất giàu prebiotics. Một chất giúp thúc đẩy phát triển vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và bệnh hen suyễn.
- Tỏi có tác dụng rất tốt khi bạn đang gặp tình trạng khó thở. Bên cạnh đó nó còn có khả năng ngăn chặn các loại enzyme sản xuất ra các chất gây viêm nhiễm, tốt cho bệnh nhân bị hen suyễn.
- Gừng là một loại thực phẩm bạn không thể bỏ qua để đẩy lùi căn bệnh này. Gừng không chỉ là một loại gia vị người Việt hay dùng trong chế biến các món ăn hằng ngày, mà còn là vị thuốc rất tốt cho nhiều loại bệnh khác nhau trong đó có hen suyễn.
+ Trong gừng có chứa zingerone, gingerol, shogaol giúp chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm, giảm đau giống như các loại thuốc như NSAIDs.
+ Hơn nữa, gừng còn có tính chống oxy hoá, làm sạch các hoá chất độc hại khi cơ thể tiết ra, giảm căng thẳng về tâm lý dẫn đến các cơn hen suyễn.
+ Giúp loại bỏ đờm gây khó chịu ở cổ họng, có hiệu quả trong việc giảm tình trạng ho, khò khè, khó thở của bệnh hen suyễn.
+ Giảm sự co thắt và giúp giãn, lưu thông đường dẫn khí.
+ Đặc biệt trong nhựa của gừng còn có thể làm sạch chất nhầy trong phổi và khí quản, chống lại tình trạng nhiễm trùng.
- Nghệ không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam. Nó thường được xay ra tạo màu cho các món ăn hay ngâm mật ong để chữa các bệnh về đường hô hấp. Với màu vàng tươi, nghệ được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền ở các nước Đông Á và Trung Quốc. Nó là một cây thuộc họ gừng.
Theo các nghiên cứu khoa học, trong nghệ có chứa các hoạt chất, curcumin, có thể giúp giảm tình trạng viêm trong đường hô hấp cho người bị hen suyễn.
Mật ong được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày vì nó có tác dụng tốt cho sức khỏe. Được xem là một trong các phương pháp điều trị triệu chứng của hen suyễn tự nhiên và hiệu quả nhất. Nó có thể giúp giảm các tình trạng như khò khè, ho, đau họng, loãng đờm chứa trong cổ họng. Ngoài ra còn giảm các tình trạng sưng viêm của lớp niêm mạc trong đường hô hấp.
Mỗi ngày bạn nên pha một cốc nước ấm với mật ong hoặc kết hợp mật ong với gừng, chanh, húng quế để giảm các triệu chứng của bệnh.
Người bị hen suyễn nên ăn gì? Bạn đã có câu trả lời với rất nhiều lựa chọn khác nhau giúp bạn hoàn toàn có thể thay đổi món ăn mỗi ngày. Không chỉ vậy, khoa học đã chứng minh, một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh rất có lợi cho bệnh hen suyễn.
Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Lung cho thấy việc ăn nhiều các chất béo lành mạnh như cá, dầu oliu hay ngũ cốc nguyên hạt, trái cây làm giảm tỷ lệ mắc hen suyễn, đặc biệt là đối với trẻ em. Ngược lại, theo một đánh giá về vai trò của thực phẩm trong việc kiểm soát hen suyễn cho thấy, chế độ ăn của phương Tây truyền thống có nhiều ngũ cốc tinh chế, thịt đỏ, đồ chế biến, đồ ngọt sẽ làm tăng tình trạng viêm của bệnh hen suyễn.
Các sản phẩm như hoa quả, trái cây, gừng, nghệ, mật ong,... không phải là một loại thuốc thần kỳ có thể giúp chữa khỏi ngay bệnh hen suyễn nhưng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, lựa chọn thực phẩm đúng sẽ giúp giảm và hạn chế các tình trạng, nguy cơ mắc bệnh cũng như kiểm soát tốt hơn về bệnh hen suyễn. Bạn cũng có thể thường xuyên tập luyện thể dục như tập yoga, đi bộ , bơi lội,... Không nên sử dụng các loại thực phẩm khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguồn tham khảo:
1. Asthma and Your Diet: Foods That Help and Hurt
2. Asthma
3. 8 Foods That May Help Relieve Asthma Symptoms