Bạn có đang nhầm lẫn giữa hen phế quản và hen tim?

Bạn có đang nhầm lẫn giữa hen phế quản và hen tim?
Hen phế quản là bệnh lý thuộc đường hô hấp còn hen tim là bệnh xảy ra trên nền tảng tim mạch như cao huyết áp, các bệnh liên quan đến cơ tim hay tim mạch vành,.. Điểm giống và khác nhau của hen phế quản và hen tim là gì?

1. Cơ chế gây bệnh hen phế quản và hen tim

Cơ chế gây bệnh hen phế quản và hen tim hoàn toàn khác nhau. Theo nghiên cứu, hen tim là tình trạng bệnh xảy ra trên nền tảng các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh cơ tim và bệnh mạch vành.

Trong khi đó, hen phế quản xảy ra trên bệnh sử khó thở mãn tính, nó tái diễn có chu kỳ và rất dễ có nguy cơ bùng phát, tái phát lại nếu như người bệnh tiếp xúc trực tiếp với những nguyên nhân gây bệnh.

2. Dấu hiệu nhận biết

Rất nhiều người đã bị nhầm lẫn giữa hai bệnh hen phế quản và hen tim. Trên thực tế, hen phế quản và hen tim có những dấu hiệu rất khác nhau, vậy nên nếu tìm hiểu kỹ và biết được sự khác nhau này, bạn sẽ dễ dàng điều trị bệnh, tránh dùng sai thuốc, kéo dài thời gian điều trị.

- Bệnh hen tim: Người bị bệnh hen tim sẽ đột ngột cảm thấy khó thở đột ngột, nhất là vào ban đêm. Ngoài ra người bị suy tim còn hay ho khan, ho có đờm, có bọt hồng, huyết áp tăng nhanh (dấu hiệu của bệnh suy tim biểu hiện trên lâm sàng). Bên cạnh đó, người bị hen tim sẽ có dấu hiệu vã mồ hôi, tím tái, mạch đập nhanh, huyết áp cao bất thường, khó kiểm soát.

Bạn có đang nhầm lẫn giữa hen phế quản và hen tim? - Ảnh 2.

- Bệnh hen phế quản: Trong khi đó, bệnh hen phế quản sẽ khiến người bệnh khó thở, cảm giác nghẹn ở lồng ngực, ho khạc đờm thường là ít, dính, có màu trắng. Người bị hen phế quản huyết áp sẽ không thay đổi, vẫn giữ ở mức bình thường, ít vã mồ hôi hoặc thường là không, không tím tái khi lên cơn hen,...

3. Khám cận lâm sàng

- Khi người bệnh được khám bằng hình thức nghe phổi, nếu như có thấy nhiều ran ấm ở đáy phổi thì đó là bệnh hen tim, còn nếu nghe thấy phổi ran rít, ran ngáy thì đó là bệnh hen phế quản.

- Ngoài ra, khi chụp X-quang, nếu người bệnh bị thân nhiễm 2 rối phổi hình cánh bướm thì đó là bệnh hen tim, còn bệnh hen phế quản là khi bạn thấy hình ảnh giãn phổi cấp, tim hoàn toàn bình thường.

4. Ai có thể mắc hen phế quản và hen tim?

Những người cao tuổi, khả năng co bóp của cơ tim yếu, dẫn đến sự ứ trệ tại tuần hoàn phổi, đó là nguyên nhân gây ra bệnh hen tim. Chính vì vậy người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc hen tim cao với những dấu hiệu như ho, khó thở tăng dần kết hợp với suy tim,...

Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra người trẻ tuổi thường dễ mắc hen phế quản hơn.

5. Điều trị hen phế quản và hen tim

Bạn có đang nhầm lẫn giữa hen phế quản và hen tim? - Ảnh 3.

Để điều trị đúng cách hen phế quản và hen tim giúp bệnh chóng khỏi, điều cần thiết là bạn phải biết mình bị hen phế quản hay hen tim. Đã có rất nhiều trường hợp vì không xác định rõ mình bị bệnh gì dẫn đến việc điều trị sai cách, rất tốn thời gian, tiền bạc mà không có hiệu quả, nhiều người bệnh còn một nặng hơn. Dưới đây là hướng điều trị hen phế quản và hen tim.

- Đối với hen tim: Đầu tiên , bạn phải cải thiện khả năng bơm máu của tim để giải phóng lượng máu đang bị tồn đọng trong phổi. Nếu nguyên nhân của hen tim đến từ yếu van tim, các bệnh bẩm sinh có thông giữa các buồng tim thì cần cân nhắc, có thể phải cần phẫu thuật.

- Hen phế quản: Hiện tại chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh hen phế quản, bạn nên kiểm soát các triệu chứng bằng cách dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống hợp lý. Một số loại thuốc thường được sử dụng bằng cách uống hàng ngày là corticosteroid hít (fluticasone, budesonide, mometasone, ciclesonide, flunisolide, beclomethasone…).

Trong những trường hợp nếu không chắc về tình trạng của mình, bạn nên gặp bác sĩ để có được những chia sẻ, tư vấn chính xác nhất về sức khỏe, tình trạng bệnh và phương pháp điều trị hợp lý, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.


Tác giả: Lan Anh