Trong một nghiên cứu trên 700 người được chẩn đoán là mắc bệnh hen phế quản trong vòng 5 năm, các nhà khoa học đã chỉ ra 1/3 trong số họ không hề bị hen phế quản. Và các bác sĩ đã nhận định rằng các bệnh nhân được chẩn đoán dựa vào những triệu chứng mà quên mất một bước quan trọng khác là xét nghiệm dung tích phổi. Đây là phương pháp mang tính khách quan để có thể xác định chính xác tình trạng của người bệnh.
Bác sĩ Shawn Aaron, nhà khoa học cấp cao tại Viện Nghiên cứu Bệnh viện Ottawa khuyên rằng, bệnh hen suyễn không thực sự là nguyên nhân khiến bạn ho và thở khò khè, bạn nên thực hiện một vài kiểm tra khác nhau vì có thể bạn mắc phải một trong những chứng bệnh sau:
Viêm mũi dị ứng là bệnh có rất nhiều triệu chứng gây nhầm lẫn với bệnh hen phế quản. Khi bạn bị viêm mũi dị ứng, bạn sẽ bị chảy nước mũi, dẫn đến các cơn ho kéo dài.
Lúc này bạn cần gặp bác sĩ để có hướng điều trị đúng nhất cho tình trạng của mình, có cần điều trị bằng thuốc kê đơn hay thuốc ở tiệm ngoài là ổn.
Trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến axit dạ dày dâng lên và trào ngược vào thực quản. Trong khi đó, ợ nóng là khi bạn cảm thấy nóng rát bên dưới xương ức - đây là thủ phạm rất hay gặp và nó khiến bạn bị ho hoặc sẽ có lúc bạn cảm thấy phải luôn hắng giọng (phát ra tiếng ngắn từ trong cổ, thường để lấy giọng trước khi nói).
Nếu như những cảm giác đó xuất hiện nhiều, nó có thể dẫn tới các triệu chứng giống bệnh hen suyễn khiến bạn nhầm lẫn.
Khi bạn bị lo lắng, suy nghĩ nhiều, tinh thần hoảng loạn bạn có thể thở nhanh hơn, sâu hơn. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng có quá nhiều CO2 trong máu, khiến bạn cảm thấy như mình chưa có đủ oxy.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người bị bệnh hen phế quản cũng gặp vẫn đề về lo âu, căng thẳng nhưng đôi khi nó cũng không phải do bệnh hen suyễn gây ra.
Chính vì vậy bạn cần tìm hiểu rõ về tình trạng cơ thể của mình, gặp bác sĩ, chuyên gia để có những chẩn đoán chính xác nhất, tránh để điều trị sai cách.
Có một số ít trường hợp tin rằng bệnh hen phế quản có liên quan đến bệnh tim mạch hoặc tắc nghẽn phổi mãn tính do một số dấu hiệu như nghẹt thở, khí quản bị tắc, xơ phổi, tăng áp động mạch phổi... Các nhà khoa học đang có những nghiên cứu để có kết luận chính xác nhất cho những vấn đề sức khỏe này.
Trên đây là một số vẫn đề sức khỏe dễ gây nhầm lẫn với bệnh hen phế quản, bạn nên lưu ý để có hướng điều trị đúng cách, tránh để bệnh ngày một nặng hơn, mất thời gian mà lại không được điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, bạn cũng nên giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là những thời điểm dễ mắc bệnh như giao mùa, thời tiết thay đổi,... Đây là lúc cơ thể dễ bị mắc bệnh bởi những tác nhân gân bệnh nhất, rất dễ mắc bệnh hen phế quản, cần chú y bảo vệ cơ thể, ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng vận động thường xuyên, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Trong trường hợp cần thiết bạn hãy gặp bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm để được chẩn đoán cũng như điều trị chính xác nhất về tình trạng bệnh, tránh những sai lầm trong việc điều trị, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như công việc và cuộc sống.