Xét nghiệm máu IgE trong chẩn đoán hen suyễn dị ứng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Xét nghiệm máu IgE trong chẩn đoán hen suyễn dị ứng
Hen suyễn là một tình trạng viêm rất phổ biến của đường thở. Immunoglobulin E (IgE) là một kháng thể làm trung gian cho các phản ứng dị ứng và đóng vai trò then chốt trong hen suyễn dị ứng. Do đó xét nghiệm máu IgE trong chẩn đoán hen suyễn là vô cùng quan trọng.


1. Mối liên quan giữa nồng độ IgE và hen suyễn dị ứng

Hen suyễn có thể được kích hoạt do dị ứng, hoặc không do dị ứng. Hen suyễn dị ứng là tình trạng khởi phát các cơn hen khi tiếp xúc với các dị nguyên. Hen suyễn không do dị ứng không phụ thuộc và các tác nhân gây dị ứng. Hen suyễn dị ứng có liên quan đến nồng độ IgE cao, trong khi hen suyễn không do dị ứng thì không. Do đó xét nghiệm máu IgE trong chẩn đoán hen có tác dụng phân loại hen phế quản.

IgE là một kháng thể được sản xuất tự nhiên bởi các tế bào lympho B, một loại tế bào bạch cầu, để giúp chống lại nhiễm trùng. Nồng độ IgE cũng có thể tăng khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng - chất vô hại, không gây nhiễm trùng. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm lông động vật, gián, mạt bụi, phấn hoa.

Ảnh 2.

Các chất gây dị ứng phổ biến gồm lông động vật, mạt bụi, phấn hoa (Ảnh: Internet)

IgE tăng gây ra 1 loạt các phản ứng dị ứng có thể biểu hiện bằng phát ban da, hắt hơi, sưng môi. Do đó, có thể sử dụng xét nghiệm máu IgE trong chẩn đoán hen và để chẩn đoán dị ứng.

Khi cơ thể bạn giải phóng IgE, sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng miễn dịch, một số trong đó được trung gian bởi các tế bào miễn dịch khác trong cơ thể. IgE được cho là liên kết và kích hoạt một số loại tế bào miễn dịch, như Basophils, tế bào lympho, tế bào mast. Khi IgE liên kết với bất kỳ tế bào nào trong số này, nó có thể kích thích hệ thống miễn dịch, khiến đường thở của bạn bị hẹp và viêm, gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.

Hen suyễn do tiếp xúc với chất gây dị ứng được gọi là hen suyễn dị ứng. Nồng độ IgE tăng có thể góp phần gây ra các triệu chứng hen suyễn, như khò khè, tức ngực, khó thở, ho mãn tính. Vì vậy xét nghiệm máu IgE trong chẩn đoán hen nên thực hiện khi có các triệu chứng hen để có kết quả chính xác nhất.

2. Xét nghiệm máu IgE trong chẩn đoán hen suyễn dị ứng

Trong máu chúng ta luôn tồn tại 1 lượng kháng thể IgE nhỏ, thường là dưới 100 U/ml. Ở những người bị dị ứng, khi gặp phải các dị nguyên, cơ thể sẽ sản xuất quá mức IgE. Do đó, xét nghiệm máu IgE trong chẩn đoán hen thường dựa vào mốc 100 U/ml làm tiêu chuẩn để đánh giá kết quả.

Vì nồng độ IgE có thể tăng trong khi bùng phát các cơn hen suyễn dị ứng, nên xét nghiệm IgE có thể giúp bác sĩ chẩn đoán hen suyễn dị ứng chính xác hơn.

Tuy nhiên, khi xét nghiệm máu IgE trong chẩn đoán hen cần chú ý:

- Nếu mức độ IgE của bạn tăng cao, điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, nhưng điều đó cho thấy rằng bạn có thể bị rối loạn dị ứng.

- Nồng độ IgE cũng có nhiều khả năng tăng ở người bị hen bắt đầu lần đầu tiên ở tuổi trưởng thành, được gọi là hen khởi phát ở người lớn, có nhiều khả năng là hen suyễn nội tại, không do dị ứng.

- Tồn tại nhiều điều kiện khác làm tăng nồng độ IgE như nhiễm trùng do ký sinh trùng hoặc rối loạn miễn dịch.

Xét nghiệm máu IgE trong chẩn đoán hen cũng có thể giúp xác định cụ thể tác nhân gây ra các triệu chứng dị ứng và hen suyễn.

Ảnh 4.

Xét nghiệm chỉ số IgE giúp xác định cụ thể tác nhân gây dị ứng và hen suyễn (Ảnh: Internet)

Vai trò của xét nghiệm máu IgE trong chẩn đoán hen suyễn dị ứng là rất quan trọng. Ngoài ra, sự thay đổi nồng độ IgE trong máu có thể ảnh hưởng đến quyết định quản lý lâm sàng và điều trị bệnh.

Hiện nay một số loại thuốc hen hoạt động trên nguyên tắc chống lại kháng thể IgE hoặc giảm nồng độ của chúng để ngăn ngừa các triệu chứng hen. Do đó, có thể thấy xét nghiệm máu IgE vừa có tác dụng trong chẩn đoán, quản lý, điều trị và theo dõi hiệu quả điều trị.

Nguồn tham khảo: https://www.verywellhealth.com/ige-and-asthma-200596


Tác giả: Mai Nhung