Các loại chất tẩy rửa khử trùng phòng dịch có thể làm khởi phát các cơn hen suyễn, lựa chọn thay thế là gì?

Các loại chất tẩy rửa khử trùng phòng dịch có thể làm khởi phát các cơn hen suyễn, lựa chọn thay thế là gì?
Một nghiên cứu mới được công bố trên Journal of Allergy and Clinical Immunology cho thấy, việc dọn dẹp khử khuẩn liên tục có thể khiến các cơn hen suyễn trở nên tệ hơn.

Khi người bị hen suyễn tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh có thể khởi phát các cơn hen và cần tìm ra giải pháp thay thế để vừa đảm bảo sức khỏe người bệnh lại vừa phòng dịch hiệu quả.

1. Nghiên cứu về mức độ sử dụng dung dịch khử khuẩn nhà cửa và triệu chứng của người đang bị hen suyễn

Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu manh nha thì các gia đình, văn phòng đổ xô đi mua các loại chất tẩy rửa, khử khuẩn để lau nhà, vệ sinh đồ đạc. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới vừa được công bố vào tháng 12/2020 trên tạp chí Dị ứng và miễn dịch học lâm sàng (The Journal of Allergy and Clinical Immunology) cho biết: Trên thực tế cho thấy rằng, nhiều khi các chất khử trùng mà gia đình sử dụng có thể khiến những người đang mắc bệnh hen suyễn chịu các ảnh hưởng tiêu cực.

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa việc làm sạch một cách kỹ lưỡng và nguy cơ khởi phát các cơn hen cấp. Nếu bạn chưa biết nhận diện thế nào, có thể tham khảo Dấu hiệu khởi phát các cơn hen cấp tính cần phát hiện sớm và cách xử lý.

Các loại chất tẩy rửa khử trùng phòng dịch có thể làm khởi phát các cơn hen suyễn, lựa chọn thay thế là gì? - Ảnh 2.

Người bị hen suyễn rất dễ bị ảnh hưởng bởi các hóa chất VOC (Ảnh: Internet)

 Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Chicago, thông qua khảo sát 795 người tham gia khi được hỏi về cách thức dọn dẹp nhà cửa và tình trạng (diễn biến) bệnh hen suyễn của họ từ tháng 5 - tháng 9/2020.

Cụ thể các câu hỏi liên quan tới nghiên cứu bao gồm: 

- Họ dọn dẹp khử khuẩn nhà cửa bằng cách nào

- Tần suất vệ sinh dọn dẹp

- Tần suất rửa tay, sử dụng nước rửa tay

- Sản phẩm vệ sinh dọn dẹp thường xuyên sử dụng cho khử khuẩn đồ gia dụng

- Tần suất họ gặp phải các cơn hen suyễn cấp tính

- Tần suất sử dụng tới ống hít khẩn cấp.

Lưu ý, nghiên cứu này có một số hạn chế do chỉ được nghiên cứu trên nhóm bị hen suyễn và chưa có đối chứng số liệu với nhóm người không bị hen suyễn bằng khảo sát tương tự.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Có hơn 95% người tham gia khảo sát nói rằng họ rửa tay với mức độ thường xuyên hơn sau khi đại dịch bùng phát

- Khoảng 60% số người tham gia cho biết họ thường xuyên sử dụng các dung dịch khử khuẩn gia đình. Đối với khăn lau khử trùng mức sử dụng tăng tới 138%

- Việc sử dụng các giải pháp khác như thuốc tẩy pha với nước loãng hay các dạng thuốc xịt làm sạch cũng tăng lên đáng kể

- Gần 40% người tham gia khảo sát cho biết họ bị lên cơn hẽn suyễn trong 4 tuầ cuối cùng của giai đoạn nghiên cứu.

2. Giải pháp nào có thể thay thế cho người bị hen suyễn vẫn an toàn trong mùa dịch?

Vệ sinh khử khuẩn đúng cách giúp nhà cửa và văn phòng của bạn an toàn trong mùa dịch COVID-19. Tuy nhiên, nếu như bạn đang phải vật lộn bệnh hen suyễn hay các tình trạng bệnh lý hô hấp khác thì cần chú ý tới sản phẩm làm sạch mà bạn đang sử dụng.

Các loại chất tẩy rửa khử trùng phòng dịch có thể làm khởi phát các cơn hen suyễn, lựa chọn thay thế là gì? - Ảnh 4.

Vệ sinh khử khuẩn đúng cách giúp nhà cửa và văn phòng của bạn an toàn trong mùa dịch COVID-19 (Ảnh: Internet)

2.1. Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC là gì?

Đồng tác giả của nghiên cứu kể trên, Sharmilee Nyenhuis, MD , giám đốc phòng khám Dị ứng/Hen suyễn/Miễn dịch học tại Illinois Health cho biết, mặc dù các chất khử khuẩn mang ý nghĩa tuyệt vời trong đại dịch nhưng nhiều hóa chất mà cơ quan bảo vệ môi trường EFA đã chứng nhận có thể tiêu diệt virus COVID-19 nhưng đồng thời cũng kích thích các cơn hen suyễn bùng phát. Các hợp chất này được gọi là VOC - tạm dịch là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.

VOC là cụm từ viết tắt của Volatile organic compounds.  Nó là các chất hữu cơ ở dạng rắn hoặc lỏng có thể bay hơi một cách tự nhiên khi tiếp xúc với áp suất khí quyển tại nhiệt độ thường.

Tuy nhiên, cụm từ này thường dùng để nói đến hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại bay trong không khí xuất phát từ các sản phẩm do con người chế tạo, chẳng hạn như các dung môi toluen, xylene và dung môi thơm.

VOC có thể có một số tác dụng phụ khác nhau như gây khởi phát cơn hen, đau đầu, mệt mỏi, tổn thương gan, tổn thương thận và hệ thần kinh trung ương. VOCs nguy hiểm hơn khi dùng ở trong nhà với nồng độ cao. Bởi vậy mà nếu dùng các sản phẩm VOC để khử khuẩn, hãy cố gắng sử dụng nơi có luồng không khí lưu thông ổn định.

2.2. Giải pháp thay thế cho người bị hen suyễn là gì?

Nyenhuis cũng nói thêm: "Có những lựa chọn thay thế đã được chứng minh là có thể tiêu diệt được virus COVID-19 trên bề mặt, chẳng hạn như hydrogen peroxide và cồn isopropyl 70%. Cả hai loại này đều không có VOC và chúng hoạt động cũng tốt không kém những sản phẩm khử trùng chuyên dụng".

Vì thế, các lựa chọn như hydrogen peroxide hay cồn 70% có ít khả năng làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Các loại chất tẩy rửa khử trùng phòng dịch có thể làm khởi phát các cơn hen suyễn, lựa chọn thay thế là gì? - Ảnh 5.

Các lựa chọn như hydrogen peroxide hay cồn 70% có ít khả năng làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh hen suyễn (Ảnh: Internet)

Nếu như bạn đang sử dụng các sản phẩm khử khuẩn có mùi khó chịu hơn thì cần phải đảm bảo rằng, nhà cửa, văn phòng của bạn cần có hệ thống thông gió thích hợp để giảm bớt tác động của VOC (Volatile organic compounds) - các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi - đây cũng là nguyên nhân gây ra bùng phát các cơn hen suyễn.

Cuối cùng, đừng quên đeo khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách khi tiếp xúc - CDC khuyến nghị thêm. Nyenhuis nhấn mạnh rằng, cách phòng dịch tốt nhất để chống lại COVID-19 chính là rửa tay sau khi đi vệ sinh, vào cửa hàng, cafe, siêu thị, trước khi ăn cơm và trước khi chạm tay vào mặt; cuối cùng là hạn chế tập trung đông người.

Nguồn dịch: https://www.verywellhealth.com/asthma-and-covid-19-killing-disinfectants-clash-5114302


Tác giả: Kim Phụng