Hướng dẫn phân biệt hen phế quản và viêm phế quản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Hướng dẫn phân biệt hen phế quản và viêm phế quản
Hen phế quản và viêm phế quản là hai dạng bệnh đường hô hấp đều có dấu hiệu khó thở, tức ngực hay thở dốc. Phân biệt hai bệnh như thế nào? Có điểm khác nhau không?

Trên thực tế, hen phế quản và viêm phế quảnbệnh viêm phổi do các đường hô hấp dưới bị sưng lên, khiến người bệnh khó thở. Hen phế quản là bệnh mãn tính, xuất hiện khi đường hô hấp bị co thắt, trong khi đó, viêm phế quản là bệnh cấp tính kéo dài từ 1 đến vài tuần (cũng có một số trường hợp có thể bị kéo dài thành mãn tính).

Mặc dù có một số điểm giống nhau nhưng thực chất, hen phế quản và viêm phế quản là hai bệnh khác nhau, có hướng điều trị khác nhau nhưng không phải ai cũng biết điều này, dẫn đến những nhầm lẫn không đáng có trong quá trình điều trị.

1. Hen phế quản và viêm phế quản là hai bệnh khác nhau

Hen phế quản là bệnh mãn tính gây sưng, viêm đường hô hấp, thậm chí gây tắc đường hô hấp. Bệnh thường kéo dài nhiều ngày, dễ tái phát, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày nhưng người bệnh có thể điều trị dứt điểm bằng cách uống thuốc.

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, đi kèm với ho do virus gây ra. Bệnh thường xảy ra ở những người hút thuốc hoặc tiếp xúc nhiều với chất gây ô nhiễm không khí, gây tổn thương cho đường hô hấp và khiến bạn khó thở.

2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng của hen phế quản và viêm phế quản là tương tự nhau, giống nhau dễ khiến nhiều người nhầm lẫn, tuy nhiên cũng có những khác biệt để người bệnh có thể phán đoán được.

Nếu bạn bị hen phế quản, bạn sẽ thường thấy tức ngực, thở dốc, thở khò khè. Còn với bệnh viêm phế quản bạn sẽ thường xuyên ho khan, có đờm, thở khò khè.

Cả hen phế quản và viêm phế quản đều sẽ bùng phát cấp tính nếu như triệu chứng trở nên tồi tệ hơn và không có hướng điều trị đúng cách, gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh.

3. Điều trị hen phế quản và viêm phế quản

* Đối với viêm phế quản cấp thường thì đa số đều sẽ tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh, nếu như trường hợp quá nặng có đi kèm ho, thở khò khè, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.

* Viêm phế quản mãn tính thường được điều trị như sau:

Đầu tiên là tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm và viêm phổi, sau đó dùng steroids để giảm viêm, cuối cúng sẽ dùng kháng sinh trong giai đoạn bùng phát.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số thuốc giúp mở rộng đường hô hấp hoặc làm sạch chất nhầy còn dư thừa.

* Trong khi đó, điều trị hen phế quản, bạn cần chú ý:

- Giảm mức độ nguy hiểm của bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với chất kích thích.

- Dùng thuốc để giúp điều trị các triệu chứng đột ngột, chú ý kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và co thắt tiềm ẩn của đường hô hấp.

Bạn nên chú ý về hướng điều trị giữa hen phế quản và viêm phế quản như trên để bệnh chóng khỏi, điều trị đúng cách, tránh nhầm lẫn sẽ kéo dài thời gian của bệnh, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Có rất nhiều trường hợp vì không hiểu rõ tình trạng của mình nên đã điều trị sai cách, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chính vì vậy, bạn nên chú ý, phân biệt rõ hai bệnh hen phế quản và viêm phế quản. Hiểu rõ bệnh sẽ giúp bạn dễ dàng phục hồi, có được cơ thể mạnh mẽ, sức khỏe luôn tốt.

Trong một số trường hợp, nếu không thể biết được sự khác nhau giữa hen phế quản và viêm phế quản, bạn hãy đến gặp bác sĩ, chuyên gia để được kiểm tra và tư vấn chính xác nhất về tình hình bệnh, có kết quả về bệnh lý mà mình gặp phải để dễ dàng điều trị dứt điểm, tránh ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe và cuộc sống.


Tác giả: Lan Anh