Các biểu hiện hen suyễn sẽ khác nhau ở mỗi người và tùy từng giai đoạn đầu hay sau.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm là những thay đổi ngay trước hoặc ngay khi bắt đầu cơn hen. Những dấu hiệu này tuy không quá nguy hiểm nhưng bằng cách nhận biết được các dấu hiệu này sẽ giúp bạn nhanh chóng ngăn chặn, kiểm soát không cho tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn.
Các biểu hiện ban đầu có thể là:
+ Thở khò khè
+ Ngứa họng, ngứa mũi, chảy nước mũi
+ Khó ngủ
+ Ho thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm
+ Cảm thấy khó thở, dễ hụt hơi
+ Người mệt mỏi và yếu ớt khi thực hiện các hoạt động hay tập thể dục
Tình trạng bệnh sẽ trở nên xấu đi và tồi tệ hơn nếu bạn bị gặp các triệu chứng khác như:
+ Đau hoặc tức ngực
+ Khó nói
+ Thở trở nên khó khăn hơn
+ Mặt nhợt nhạt
+ Chảy mồ hôi
+ Tím tái môi và các ngón tay
Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài và chậm trễ sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của bạn do bị giảm oxy đến máu, dẫn đến thiếu máu não, bị ngất và trường hợp xấu nhất là tử vong.
Khi thấy bản thân hay người khác có các dấu hiệu của bệnh hen suyễn cần phải tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Trong trường hợp khẩn cấp, việc cần làm là phải tuân thủ các bước sau:
B1: Hãy giữ bình tĩnh. Ngồi thẳng lưng và không nên nằm xuống
B2: Hít thở từ từ, chầm chậm và ổn định liên tục
B3: Xịt ống thuốc hen do bác sĩ đã kê đơn trước đó, thuốc có tác dụng nhanh như Ventolin hoặc Berodual.
B4: Nếu không thấy tình trạng thuyên giảm cần gọi ngay y tế và cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện nhanh nhất có thể.
B5: Trong lúc chờ đợi xe đến, bạn vẫn cần liên tục lặp lại b3.
Ngồi thẳng lưng giúp đường thở thông thoáng hơn. Khi ngồi dậy cho phép không khí đi vào phổi hiệu quả hơn so với khi cúi xuống hoặc nằm xuống.
Theo một nghiên cứu năm 2017, cuộc điều tra nhỏ trong 20 người bị hen suyễn, chức năng của phổi hoạt động tốt nhất khi ở tư thế đứng, sau đó là tư thế ngồi thẳng và chức năng yếu hơn khi nằm xuống. Vì vậy, bạn không nên nằm xuống vì khi bạn nằm xuống sẽ khiến cho đường thở trở nên khó khăn hơn, các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Không nên hoảng sợ và căng thẳng, nó sẽ làm triệu chứng bệnh trầm trọng thêm. Và khi mất bình tĩnh bạn sẽ không biết làm gì tiếp theo, không thể kiểm soát được bản thân. Vì vậy, hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhất có thể.
Đọc thêm:
- Chụp X-quang trong chẩn đoán hen suyễn: vai trò và quy trình thực hiện
- Tìm hiểu về cơ chế gây hen của aspirin? Tại sao bị hen không được dùng aspirin?
Cố gắng hít thở chậm, từ từ, ổn định và thả lỏng cơ thể. Ngoài ra một số bài tập thở đã được khoa học chứng minh có ích đối với bệnh hen suyễn bạn có thể áp dụng như:
+ Kỹ thuật thở Buteyko: Thở chậm bằng mũi
+ Phương pháp Papworth: Sử dụng cơ hoành và mũi để thở một cách đặc biệt
+ Thở bằng cơ hoành: Tập trung vào hơi thở từ vùng xung quanh cơ hoành thay vì ngực
+ Kỹ thuật thở yoga (pranayama), kiểm soát thời lượng, thời gian của mỗi nhịp thở.
Một nghiên cứu về các bài tập thở với hơn 2800 người tham gia đã cho thấy rằng các bài tập thở đã có hiệu quả tích cực đối với các triệu chứng của bệnh như: Tăng khả năng lưu thông khí, ổn định nhịp thở hơn.
Khi bạn bị hen suyễn thì không được sử dụng hoặc tránh xa môi trường có các chất, các tác nhân gây nghiêm trọng thêm tình trạng của bạn như:
+ Chất kích thích: khói thuốc lá, các chất độc hại, ô nhiễm,...
+ Chất gây dị ứng: Phấn hoa, nước hoa, lông thú cưng và một số loại thực phẩm mà bạn dễ bị dị ứng
+ Sự căng thẳng, lo lắng, stress
+ Một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen,...
+ Hít thở phải không khí lạnh, khô, gió độc.
Vì hen suyễn là một căn bệnh mãn tính không thể chữa trị dứt điểm nên bạn cần kiểm soát nó một cách tốt nhất. Và điều tốt nhất chính là bạn nên nghe theo mọi sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc đều đặn và thường xuyên. Thông thường sẽ có 2 loại thuốc được sử dụng vào tùy từng trường hợp:
+ Trong ngắn hạn: Là loại thuốc dùng trong khẩn cấp, cứu trợ nhanh chóng, giảm các triệu chứng trong thời gian ngắn. Đây là một loại thuốc giãn phế quản, lưu thông đường thở. Khi triệu chứng xảy ra, các ống thuốc hít sẽ giúp bạn giảm đau và nhanh chóng mở đường thở.
+ Trong dài hạn: Thuốc này bạn cần dùng hằng ngày và trong thời gian dài. Nó giúp kiểm soát tình trạng viêm đường thở và ngăn ngừa các cơn hen suyễn. Loại thuốc này thường ở dạng hít như corticosteroid, chất điều chỉnh leukotriene và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Thuốc kiểm soát lâu dài sẽ giúp cho bạn ngăn chặn đường thở bị thu hẹp.
Bạn cần phối hợp với bác sĩ của mình để có một phác đồ điều trị nhất định, tìm hiểu rõ hơn và trang bị kiến thức cho mình để biết cách kiểm soát bệnh hen suyễn của mình:
+ Sau khi biết được các tác nhân có thể làm nghiêm trọng tình trạng của bạn thì cần phải tránh xa hoặc loại bỏ chúng
+ Biết cách dùng thuốc khi nào để kiểm soát triệu chứng và giảm đau nhanh chóng
+ Trong trường hợp khẩn cấp cần tuân theo các bước đã nêu ở phần 2
+ Kiểm tra bệnh thường xuyên và các chỉ số để hiểu được tình trạng bản thân và lúc nào là cần đến sự giúp đỡ khẩn cấp của y tế.
+ Có một chế độ dinh dưỡng tốt, sử dụng các sản phẩm giúp hạn chế và giảm triệu chứng của bệnh như rau xanh, quả có chất chống oxy hóa cao: táo, cam, lựu, cà chua,... các loại hạt, các loại củ: gừng, nghệ, tỏi,... mật ong và các sản phẩm chứa chất béo không bão hoà như cá hồi,...
Bên cạnh đó vấn đề tâm lý là vô cùng quan trọng. Trong mọi tình huống đều cần giữ cho bản thân được ổn định tinh thần, hạn chế tiêu cực và lo lắng. Vai trò của gia đình, người thân và bạn bè cũng vô cùng quan trọng. Không chỉ là chỗ dựa tinh thần mà còn bên cạnh kịp thời khi bệnh nhân lên cơn hen suyễn.
Cơn hen suyễn xảy ra sẽ có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, tùy theo mức độ đó mà ta có các biện pháp xử lý kịp thời như dùng thuốc hay tìm đến sự chăm sóc y tế. Bên cạnh đó cần có một chế độ ăn uống hợp lý để giảm các triệu chứng của bệnh và tự trang bị cho mình những kiến thức cần có khi bệnh có dấu hiệu trở nặng hay khi tự điều trị tại nhà.
Nguồn tham khảo:
1. What to do at home for an asthma attack
3. What to Do if You Have an Asthma Attack But Don't Have an Inhaler