Câu hỏi thường gặp: Bị hen phế quản có nên nuôi động vật không?

Câu hỏi thường gặp: Bị hen phế quản có nên nuôi động vật không?
Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ , có đến 30% số người mắc bệnh hen có dị ứng với động vật. Thú cưng cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen. Vậy bị hen phế quản có nên nuôi động vật không?

1. Bị hen phế quản có nên nuôi động vật không?

Có rất nhiều loại hen phế quản. Ví dụ như hen phế quản do dị ứng, hen do nhiễm trùng, hen do thời tiết, hóa chất, khói thuốc, thức ăn, thuốc,.... Việc bị hen phế quản có nên nuôi động vật không còn phụ thuộc vào loại hen suyễn mà bạn mắc. Nếu như bạn không phải nhóm bệnh nhân hen phế quản do dị ứng động vật thì vẫn có thể nuôi thú cưng trong nhà.

Tuy nhiên, nếu như bạn bị hen quá nặng thì cũng nên cân nhắc nếu muốn nuôi động vật. Bởi dù động vật không phải là nguyên nhân gây bệnh hen phế quản, nhưng động vật có thể là tác nhân làm trầm trọng hơn các cơn hen, đặc biệt là động vật có lông. Trong lông của vật nuôi có thể chứa virus, vi khuẩn, nấm mốc, phấn hoa, mạt bụi,.... Đó là những yếu tố có khả năng tác động mạnh đến hệ hô hấp khiến bùng phát cơn hen nên bạn cần cân nhắc khi bị hen phế quản có nên nuôi động vật không.

2. Làm sao để giảm ảnh hưởng của vật nuôi lên tình trạng hen phế quản?

Để quyết định bị hen phế quản có nên nuôi động vật không có thể rất khó khăn. Đôi khi bạn bị hen phế quản nhưng lại không thể xa rời thú cưng của mình, vì đã coi nó là 1 thành viên trong gia đình. Đối với nhiều người, việc loại bỏ thú cưng có thể gây buồn bã quá mức hoặc trầm cảm. Có một số biện pháp "đối phó" đối với những trường hợp như vậy mà bạn có thể tham khảo:

- Xây dựng chuồng trại mới cho thú cưng ở bên ngoài nhà, không cho chúng sống trong nhà.

Câu hỏi thường gặp: Bị hen phế quản có nên nuôi động vật không? - Ảnh 2.

- Không cho thú cưng vào phòng ngủ hoặc những nơi mà bệnh nhân thường dành nhiều thời gian ở đó. Mọi người dành 1/3 cuộc đời trong phòng ngủ, nên cách này giúp làm giảm tiếp xúc đánh kể với lông và chất tiết của thú cưng.

- Giữ thú cưng tránh xa thảm, rèm, nội thất bọc vải, đồ chơi nhồi bông,... bởi chúng có thể để lại vảy da và lông trên các vật dụng này trong thời gian dài.

- Tắm và vệ sinh cho động vật hàng tuần. Hãy thử các sản phẩm tắm rửa có tác dụng trung hòa các vảy da chết của động vật.

- Người thân của bệnh nhân, thay vì ngăn cấm và lo lắng bị hen phế quản có nên nuôi động vật không thì hãy giúp đỡ họ. Không để bệnh nhân hen phế quản làm sạch chuồng, không gian sống của động vật. Những người thân khỏe mạnh nên giúp họ làm việc này.

- Hút bụi thường xuyên bằng bộ lọc HEPA. Có thể sử dụng thêm máy lọc không khí trong nhà để loại bỏ lông và chất tiết của vật nuôi.

- Thay quần áo sau khi chơi hoặc tiếp xúc với thú cưng.

- Xin tư vấn của bác sĩ về tình trạng bị hen phế quản có nên nuôi động vật không, những loại thuốc hoặc giải pháp để hạn chế dị ứng với thú cưng.

3. Chọn thú cưng cho bệnh nhân bị hen phế quản

Nếu bạn yêu động vật nhưng đau đầu về việc bị hen phế quản có nên nuôi động vật không, thì bạn có thể lựa chọn một số loại vật nuôi hiếm khi gây ra các phản ứng dị ứng. Chúng có thể bao gồm:

- Rùa.

Câu hỏi thường gặp: Bị hen phế quản có nên nuôi động vật không? - Ảnh 3.

- Cua Hermit.

- Cá cảnh.

- Trăn hoặc rắn cảnh.

- Thằn lằn.

Những loại động vật thuộc nhóm bò sát hoặc lưỡng cư không làm rơi vảy da và ít có khả năng gây ra phản ứng dị ứng, thích hợp cho bệnh nhân đang băn khoăn bị hen phế quản có nên nuôi động vật không.

Những động vật bệnh nhân hen phế quản cần tránh hoặc hạn chế tiếp xúc là:

- Bị hen phế quản có nên nuôi động vật không, đặc biệt là chó và mèo? Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ , trong khi chó phổ biến hơn ở trong nhà hơn so với mèo (32% so với 27%), nhưng dị ứng mèo được báo cáo gấp đôi so với dị ứng chó.

- Chim là động vật có thể gây ra nhiều tình trạng nghiêm trọng về hô hấp do lông và bụi lông của chúng.

- Thỏ.

- Chuột, chuột lang, chuột hamster.

Bệnh nhân luôn băn khoăn bị hen phế quản có nên nuôi động vật không? Bạn cần chú ý rằng, cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng hen là loại bỏ hoàn toàn vật nuôi ra khỏi nhà.

Tuy nhiên, không phải lúc nào đây cũng là cách tối ưu. Nếu như không thể tránh được việc tiếp xúc với vật nuôi thì bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn có thể dùng trước khi tiếp xúc theo kế hoạch.


Tác giả: Mai Nhung