Mang thai có nên dùng bình xịt hen không?

Mang thai có nên dùng bình xịt hen không?
Hen là căn bệnh thường gặp trong thai kỳ gây lo lắng không nhỏ cho các chị em. Đặc biệt câu hỏi như "mang thai có nên dùng bình xịt hen không" nhận được rất nhiều sự quan tâm khi đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm.

Tỷ lệ mắc bệnh hen có thể lên trên 8% phụ nữ có thai, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh hen có thể ảnh hướng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt là trong vấn đề điều trị, sử dụng các loại thuốc, bình xịt,… Dưới đây là những thông tin tham khảo giúp bạn có thể dễ dàng trả lời cho câu hỏi "Mang thai có nên dùng bình xịt hen không?"

1. Có nên dùng bình xịt hen khi mang thai không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy vào tình trạng người bệnh mà thuốc điều trị sẽ được chỉnh thuốc và chỉnh liều phù hợp khi mang thai nhằm đảm bảo kiểm soát hen ổn định và không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Lưu ý rằng thai phụ cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế cơn hen xuất hiện, điều này cũng giúp bạn hạn chế sử dụng thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.

Mang thai có nên dùng bình xịt hen không? Câu trả lời hoàn toàn là "Có" nếu bạn tuân theo chỉ dẫn của các bác sĩ điều trị. Các loại thuốc mà các bác sĩ có thể chỉ định đến bạn như:

- Glucocorticoid đường hít

Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong thai kì như beclometasone và budesonide. Do đó bạn có thể yên tâm và trả lời khi ai đó hỏi bạn "mang thai có nên dùng bình xịt hen không?"

- Glucocorticoid đường uống

Dựa trên những số liệu cũng như kinh nghiệm điều trị của nhiều bác sĩ đa phần đều cho rằng glucocorticoid khá an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu cho thấy xuất hiện tình trạng hở môi hàm ếch khi mẹ sử dụng đường uống dưới tuần 13 thai kì, nhưng chúng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Ngoài ra cũng có nghiên cứu chỉ ra mối liên quan với biến chứng thiếu cân và đẻ non của thai nhi, mặc dù vậy vẫn chưa thể loại trừ được biến chứng này liên quan đến các cơn hen phế quản trong quá trình mang thai.

Những nguy cơ trên trong thực tế có thể rất nhỏ hơn rất nhiều so với những nguy hiểm khi người bị hen phế quản nặng không được điều trị. Bởi việc không điều trị có thể gây tử vong cả mẹ và bé.

Một số thuốc khác được sử dụng trong quá trình mang thai cũng được các bác sĩ tư vấn khi được hỏi "mang thai có nên dùng bình xịt hen không" gồm: kháng leukotrien, theophyllin, kháng histamin (theophyllin, diphenhydramin, ferofenadin, loratadin, cetirizine) và liệu pháp miễn dịch đặc hiệu khi đang tiến hành.

1.3. Các thuốc sinh học Omalizuma

Hiện chưa có nhiều bằng chứng nghiên cứu về độ an toàn của thuốc này, tuy nhiên việc dùng thuốc khi đang mang thai trong thời gian đầu không được khuyến cáo. Các thuốc khác như kháng IL-5 hiện cũng chưa có nhiều nghiên cứu nên các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc về dùng.

Các cơn hen trong thời gian mang thai thường xuất hiện nhiều nhất ở tuần 17-24 chu kì. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân vì sao nhưng cũng khó tránh khỏi có sự liên quan đến việc ngưng sử dụng thuốc do hiểu biết chưa đúng về bệnh cũng như băn khoăn mang thai có nên dùng bình xịt hen không.

2. Cách xử lý bệnh hen khi mang thai

Khi xuất hiện cơn hen trong quá trình mang thai, việc xử lý bệnh hen cũng tương tự như lúc bạn không mang thai, trong đó ưu tiên cắt cơn bằng thuốc giãn phế quản dạng hít, có tác dụng ngắn như albuterol. Sau đó bạn cần tiến hành nhập viện để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé để được xử lý kịp thời nếu có biến chứng.

Hen phế quản không phải chống chỉ định của mang thai và nếu bạn đang băn khoăn "mang thai có nên dùng bình xịt hen không" thì nhớ rằng việc không điều trị còn nguy hiểm đến thai nhi và chính bạn hơn so với việc điều trị. Mặt khác trên thị trường hiện nay cũng có các loại thuốc an toàn, được phép sử dụng khi mang thai. Tuy nhiên bạn cần hỏi ý kiến cũng như tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm tránh những nguy cơ không mong muốn!

Tác giả: Phạm Thị Mai