Bệnh nhân bị hen suyễn và những ảnh hưởng trong mùa dịch COVID-19

Bệnh nhân bị hen suyễn và những ảnh hưởng trong mùa dịch COVID-19
Dịch Covid-19 diễn ra gây ra hậu quả nặng nề đối với sức khỏe của mọi người trên thế giới. Nếu bị virus Covid-19 xâm nhập vào cơ thể sẽ tàn phá hệ hô hấp, tác động đến phổi và mũi họng. Điều này càng đáng lo ngại hơn nếu bệnh nhân là người đang mắc bệnh hen suyễn.

Hen suyễn là bệnh gây ra những mệt mỏi đối với người mắc phải khi thường xuyên có các cơn hen. Do đó, nếu bệnh nhân mắc hen suyễn mà còn mắc thêm virus corona thì sẽ xảy ra hậu quả nghiêm trọng gây ra các vấn đề về phổi. Điều này khiến người bị hen suyễn sẽ gặp phải khó khăn hơn trong cuộc phòng chống virus Covid-19.

Để chuẩn bị tốt hơn trong cuộc phòng chống Covid-19 diễn ra, người mắc bệnh hen suyễn cần làm những gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân:

1. Hen suyễn có làm tăng khả năng nhiễm virus Covid-19 hay không?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh hen suyễn thực chất không làm tăng khả năng nhiễm virus Covid-19. Tuy nhiên, khi người mắc hen suyễn bị nhiễm virus corona thì thông thường các triệu chứng sẽ chuyển biến nhanh hơn, nặng hơn so với những người bình thường mắc Covid-19. Bởi vì bản chất những người bị bệnh hen suyễn đã gặp phải các vấn đề hít thở khó khăn hơn người bình thường.

Thời điểm dịch bệnh bắt đầu từ Vũ Hán của Trung Quốc từ cuối tháng 12 năm 2019 đến nay đã kéo dài đến tháng thứ 4. Các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu ra loại vắc xin để phòng tránh cũng như phương pháp để điều trị đặc hiệu đối với chủng Covid-19.

Vì vậy nên việc phòng tránh dịch bệnh chính là cách tốt nhất để những người bị hen suyễn có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình.

2. Bị hen suyễn cần chuẩn bị những gì để phòng chống Covid-19

Trong mùa dịch bệnh đang diễn ra theo chiều hướng phức tạp, những người bị bệnh hen suyễn tốt nhất nên ở nhà để tránh tiếp xúc với những nguồn lây nhiễm ở bên ngoài. Ngoài virus corona thì hiện nay cũng có rất nhiều bệnh truyền nhiễm khác như thủy đậu, cúm đều cần được phòng tránh cẩn thận.

Bệnh nhân bị hen suyễn và những ảnh hưởng trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Chuẩn bị đầy đủ thuốc và vật dụng y tế để phòng chống Covid-19 khi bị bệnh hen suyễn - Ảnh Internet

Ngoài ra, người mắc bệnh hen suyễn khi hiểu rõ tình bệnh của mình cần phải lên kế hoạch, chuẩn bị nguồn cung cấp thực phẩm, thuốc để thống kê đơn thuốc cũng như các vật dụng gia đình, thực phẩm cần thiết để ở nhà chống dịch an toàn, đủ dinh dưỡng, sức khỏe.

Người bệnh cần kiểm tra số lượng thuốc mình đang có cũng như các công cụ y tế hỗ trợ xem đã đầy đủ chưa. Nếu chưa thì cần liên hệ với bác sĩ để nhận được hỗ trợ kịp thời.

3. Giảm các triệu chứng hen suyễn và phòng dịch bệnh

Khi gặp những ảnh hưởng đối với dịch bệnh, những người bị hen suyễn cần phải tuân thủ theo các hướng dẫn sau để làm giảm triệu chứng hen suyễn và quá trình phòng chống Covid-19 diễn ra tốt hơn.

- Cần biết cách sử dụng bình hít hen suyễn đúng cách.

- Lưu ý tránh xa các tác nhân gây hen suyễn nghiêm trọng hơn như: khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm,...

- Tuân thủ thực hiện biện pháp cách ly xã hội đối với người khác tối thiểu đạt 2m.

- Không tụ tập đám đông, tránh xa những người đang cảm cúm.

- Chỉ sử dụng cốc riêng, vật dụng ăn uống và khăn tắm đều không sử dụng chung với người khác.

- Cần che miệng khi ho hoặc hắt hơi, sử dụng khăn giấy để che và lau sau đó vứt vào thùng rác không để nguồn bệnh phát tán ra ngoài.

Quan trọng là vệ sinh nhà cửa để bảo vệ người bị hen suyễn bị bệnh nặng hơn. Điều này không chỉ cần thiết đối với những người bị bệnh hen suyễn mà còn đối với tất cả mọi người để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra.

4. Tuân thủ nguyên tắc phòng chống Covid-19 của Bộ Y tế

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.

- Đứng cách xa người khác tối thiểu 2m.

- Cần rửa tay thường xuyên. Rửa tay sạch khi đi ra ngoài, chạm vào các bề mặt tiếp xúc, khi ho, hắt xì hơi.

Bệnh nhân bị hen suyễn và những ảnh hưởng trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Rửa sạch tay để bảo vệ sức khỏe, tránh lây nhiễm virus corona - Ảnh Internet

- Hạn chế tối đa chạm tay vào mặt, mắt, mũi, miệng.

Virus corona có thể tồn tại trong thời gian dài trên các bề mặt nhất định. Do đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus Covid-19 có thể sống suốt 4 giờ liền trên vật liệu bằng đồng và 24 giờ trên các bìa các tông, thậm chí kéo dài đến 72 giờ trên nhựa và thép không rỉ.

Vì vậy việc khử trùng vệ sinh tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn là điều cần thiết. Tuy nhiên, đối với những người bệnh hen suyễn cần lưu ý tránh các chất khử trùng có thể kích hoạt bệnh hen, khiến bệnh hen nặng hơn.

5. Khi nào người bện hen suyễn cần liên hệ với cơ quan y tế

Bản chất các biểu hiện ban đầu của bệnh Covid-19 tương đối dễ nhầm lẫn đối với bệnh cảm lạnh. Nếu như bị dị ứng hoặc các vấn đề về hô hấp khác thì cần phải đến cơ quan y tế để kiểm tra, xét nghiệm ngay nếu có các triệu chứng như:

- Sốt cao, ho, khó thở,...

Ngoài ra, các bệnh nhân bị hen suyễn còn cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu như đau tức ngực, cảm giác khó thở và nói chuyện khó khăn do khó thở.

Triệu chứng nặng hơn khi người bị bệnh hen suyễn cảm thấy mơ hồ, lẫn lộn, môi hoặc mặt bị tím tái, khó thở nặng.

Tuy người bệnh bị hen suyễn không làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus corona. Nhưng những người bị bệnh hen suyễn lại là đối tượng cần phải cẩn trọng trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát này. Bởi vì nếu nhiễm virus Covid-19 thì các triệu chứng của bệnh sẽ rất nặng nề, gây ảnh hưởng đến người bị bệnh nghiêm trọng.

Do đó, việc đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và hạn chế ra ngoài chính là biện pháp hữu hiệu để người bị hen suyễn phòng chống lây nhiễm virus Covid-19 từ bên ngoài cộng đồng.

Bệnh nhân bị hen suyễn và những ảnh hưởng trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 4.


Tác giả: Nắng Mai