Biến chứng hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?

Biến chứng hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?
Biến chứng hen phế quản bội nhiễm xảy ra khi tình trạng hen phế quản phát triển nặng hơn. Chúng khiến khả năng hô hấp, hít thở của người bệnh giảm sút và gây nên những cơn sốt dài, thậm chí là nguy hiểm vỡ phế nang.

1. Hen phế quản bội nhiễm là gì?

Hen phế quản bội nhiễm là một dạng của hen phế quản. Ngoài các biểu hiện chính, người bệnh còn kèm theo các dấu hiệu khác như tình trạng sốt, viêm nhiễm do vi khuẩn, vi trùng gây nên.

Bệnh này được xếp vào danh sách những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Nó xuất hiện sau mỗi đợt hen và trên mặt hèn phế quản. Đặc biệt, dịch của bệnh nhân bị hen phế quản bội nhiễm sẽ có lẫn vi khuẩn, vi trùng và có màu vàng, xanh. Chúng sinh đờm nhiều mà ứ đọng tại ống dẫn khí, làm cản trở đến quá trình hô hấp của người bệnh.

2. Biến chứng hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?

Hen phế quản bội nhiễm tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể phát triển lên mức độ nặng hơn. Lúc này các biến chứng hen phế quản bội nhiễm sẽ gây nên không ít bất tiện ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Hen phế quản khiến bệnh nhân sốt cao, toàn cơ đau nhức, mệt mỏi. Do vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh gây nên tình trạng bội nhiễm, sinh đờm nhiều.

Khi bị hen phế quản bội nhiễm, bệnh nhân có nguy cơ kèm theo các biến chứng sau đây:

2.1. Gây viêm phế quản

Người mắc viêm phế quản thường xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao, khó thở, đờm nhiều và có màu xanh hoặc vàng do vi khuẩn. Khi xét nghiệm, kết quả sẽ cho thấy đây là các bạch cầu chứa tạp khuẩn bị thoái hóa.

Biến chứng hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không? - Ảnh 2.

Biến chứng này xuất hiện chủ yếu và mạnh mẽ vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Cơ thể giảm sức đề kháng, trở nên yếu hơn khiến vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm đường hô hấp, tai, mũi họng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến khiến biến chứng hen phế quản bội nhiễm nặng hơn.

2.2. Khí phế thũng

Bệnh lý khí phế thủng có tên gọi khác là giãn phế nang. Đây là tính trạng phổi bị mất khả năng co giãn, giảm chức năng và trở nên mỏng, yếu, dễ vỡ hơn.

Tính co giãn của phế nang giảm làm đường dẫn khí bị tắc nghẽn. Khả năng trao đổi khí bị giảm khiến người gặp khó khăn trong việc thở và hô hấp. Hơi thở ít, lượng ôxy trong máu giảm, khiến cơ thể, các đầu chi trở nên nhợt nhạt, tím tái…

2.3. Tâm phế mãn tính

Đây là biến chứng hen phế quản bội nhiễm phì đại và giãn tâm thất thứ phát. Điều này là do các nang phế ở phổi bị mất tính đàn hồi, khí bị ứ đọng, không thoát ra được gây nên áp lực lên động mạch phổi. Biến chứng này thường xuất hiện ở những người hen phế quản bội nhiễm nặng. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm: Khó thở, cơ thể tím tái, gan phình to.

2.4. Suy hô hấp

Khi đường dẫn khí bị tắc nghẽn, lượng không khí đi vào cũng giảm rõ rệt. Điều này khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxy cần thiết để duy trì hoạt động sống của các cơ quan. Khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn ác tính, cấp tính sẽ xuất hiện biến chứng hen phế quản bội nhiễm này.

2.5. Xẹp phổi

Đây là một trong những biến chứng của bệnh hen nguy hiểm hàng đầu. Nó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến nhu mô phổi bị mất đi độ đàn hồi, không thể giãn nở, gây mất thể tích phổi.

Biến chứng hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không? - Ảnh 3.

2.6. Tràn khí màng phổi

Đây là tình trạng phế nang phổi bị giãn rộng. Tại các khu vực này, mạch máu thưa thớt hơn, tăng áp lực. Đặc biệt, với những người thường xuyên lao động nặng hay khi cơn ho dồn dập có thể dẫn đến bị vỡ phế nang.

Biến chứng hen phế quản bội nhiễm diễn biến phức tạp và cần có hướng điều trị sớm. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu đặc trưng như sốt cao, ho có đờm màu vàng hoặc xanh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Tác giả: Lê Thọ Hưng