Bị viêm khớp dạng thấp cần lưu ý gì khi tập luyện?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa phẫu thuật ngoại thần kinh cột sống Bệnh viện Việt Đức
Bị viêm khớp dạng thấp cần lưu ý gì khi tập luyện?
Tập luyện sẽ giúp người bị bệnh viêm khớp dạng thấp có tiến triển điều trị tích cực hơn. Tuy nhiên không phải mọi hình thức đều phù hợp khi tập luyện đối với người bị viêm khớp dạng thấp.

Tập thể dục thường xuyên là một trong những phương pháp trị liệu thay thế giúp người bị viêm khớp dạng thấp điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bệnh nhân có thể không muốn tập thể dục, thậm chí là không muốn cử động hay di chuyển khi bị viêm khớp dạng thấp. Nhưng điều đó sẽ khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn.

Tập luyện đối với người bị viêm khớp dạng thấp là một phương pháp được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân. 

Tập luyện đối với người bị viêm khớp dạng thấp thường xuyên giúp tăng cường chức năng khớp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là bạn phải tập đúng loại hình và đủ thời lượng phù hợp với tình hình sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, cần tuân thủ những  nguyên tắc sau đây khi tập luyện đối với người bị viêm khớp dạng thấp.

1. Nên làm ấm các khớp trước khi luyện tập

Kể cả khi tập luyện đối với người bị viêm khớp dạng thấp bằng những bài tập đơn giản, dễ dàng hay chỉ đi bộ trong vòng 5 phút, thì đây cũng là điều cần thiết giúp bệnh nhân không bị đau đớn. Làm ấm các khớp trước khi tập luyện sẽ giúp cơ thích ứng với sự thay đổi từ trạng thái tĩnh sang hoạt động. Việc này sẽ giúp giảm bớt đau đớn sau khi tập luyện đối với người bị viêm khớp dạng thấp.

Nếu nhận thấy khớp bị đau hoặc cứng trước khi luyện tập, hãy sử dụng nhiệt nóng chẳng hạn như gói nhiệt hoặc khăn mặt ấm và đắp lên các khớp. Hãy xem điều này như một thói quen khởi động trước khi tập luyện đối với người bị viêm khớp dạng thấp.

2. Tập trung vào các bài tập nâng cao sức mạnh và sự dẻo dai

Các bài tập giúp tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai là hai loại bài tập mà người bị viêm khớp dạng thấp cần tăng cường. Khi các cơ mạnh hơn sẽ giúp giảm bớt căng thẳng ở khớp. Nếu bạn chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng, cơ mông, cơ đùi trước, toàn bộ phần giữa của cơ thể như bụng, hông, lưng dưới sẽ được tăng cường sức mạnh. Từ đó, khi hạ thấp cơ thể xuống sẽ mượn ít lực hơn và cơ bắp ổn định tốt hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý là cần phải có một ngày nghỉ ngơi giữa những ngày tập luyện nâng cao sức mạnh. Hoặc tập luyện đan xen những bài tập nâng cao sức khỏe phần thân trên vào ngày thứ nhất và ngày thứ 2 sẽ dành cho những bài tập luyện nâng cao sức khỏe phần thân dưới.

3. Mang một đôi giày thoải mái nhưng chắc chắn

Hầu hết mọi người không coi trọng đến điều này khi tập thể dục. Nhưng sự thoải mái chính là chìa khóa giúp cho việc tập luyện thành công. Đặc biệt là tập luyện đối với người bị viêm khớp dạng thấp, lựa chọn một đôi giày phù hợp không chỉ giúp thoải mái mà còn mang tính chất hỗ trợ. Hãy tìm những đôi giày có nhiều đệm và phần mũi giày bao bọc ngón chân rộng rãi.

4. Sử dụng những công cụ hỗ trợ khi tập luyện đối với người bị viêm khớp dạng thấp

Việc sử dụng những công cụ hỗ trợ sẽ giúp cho bài tập trở nên dễ dàng hơn đồng thời tránh thương tổn khớp. Chẳng hạn như thanh nẹp cố định sẽ giúp khớp hoạt động dễ dàng và ổn định hơn. 

Những dụng cụ hỗ trợ sẽ giúp giảm sưng và căng khớp đồng thời bảo vệ khớp tránh khỏi tổn thương khi hoạt động. Sử dụng một số công cụ hỗ trợ tập thể dục đôi khi còn hữu ích hơn việc nhờ những người khác giúp đỡ.

5. Không thực hiện các bài tập có động tác cao

Tập luyện đối với người bị viêm khớp dạng thấp cần lựa chọn những bài tập phù hợp về cả cường độ lẫn độ cao. Những bài tập có động tác chạy và nhảy như bóng rổ không được khuyến khích cho người bị viêm khớp dạng thấp.

Những bài tập như vậy sẽ khiến tăng nguy cơ bị viêm khớp hoặc làm các cơn đau trầm trọng thêm. Bệnh nhân nên tập trung vào các môn thể thao như bơi lội, đi bộ…

6. Thay đổi hình thức luyện tập thường xuyên

Nếu cơ và khớp cùng thực hiện một bài tập trong nhiều ngày liên tiếp có thể khiến bệnh nhân trở nên đau đớn hoặc bệnh tình trầm trọng hơn. Vì vậy cần thường xuyên thay đổi hình thức tập luyện đối với người bị viêm khớp dạng thấp. Bạn nên đi theo một quy trình tập luyện chéo để tránh khớp bị tổn thương do luyện tập quá mức. Chẳng hạn như ngày thứ nhất đi xe đạp, ngày thứ 2 tập bơi, ngày thứ ba đi bộ và quay trở lại quy trình.

Với những người bị viêm khớp dạng thấp, khi tập luyện cần lắng nghe cơ thể của mình và tìm ra những bài tập giúp họ cảm thấy ngày càng khỏe mạnh hơn. Hãy tập luyện chậm rãi và kiên nhẫn, sau đó tăng cường độ dần dần theo thời gian giúp khớp có sức bền tốt hơn.

Một lưu ý khác  sau khi tập, người bệnh cần dành ra 15-20 phút chườm lạnh các vị trí khớp đau nhiều.

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

vietlife healthcare

Tác giả: Thúy Nga