Tiêm khớp – Làm thế nào để an toàn, hiệu quả?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa phẫu thuật ngoại thần kinh cột sống Bệnh viện Việt Đức
Tiêm khớp – Làm thế nào để an toàn, hiệu quả?
Khi tuổi càng cao, chúng ta ai cũng có thể gặp phải những vấn đề về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương,... Tiêm khớp là một trong những phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao nếu được chỉ định đúng và tiêm đúng kĩ thuật.

1. Biến chứng nguy hiểm khi tiêm khớp không đúng

Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân đau khớp là được tiêm vào khớp. Tuy nhiên, chúng ta cần hết sức cân nhắc và tìm hiểu kĩ khi thực hiện tiêm thuốc vào khớp. Bởi nếu tiêm khớp không đúng chỉ định và thao tác, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng khớp, chảy máu nội khớp, thoái hóa khớp nhanh hơn, loãng xương. 

Nguy hiểm hơn nếu tiêm không vào khớp mà vào tổ chức lân cận, tiêm vào mạch máu và thần kinh sẽ gây hậu quả teo cơ, xốp xương, làm mất chức năng vận động khớp, thậm chí có thể tàn phế suốt đời!

Khi tiêm vào khớp, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu ngay nhưng sau vài tháng quay lại, khớp bị tổn thương nặng hơn và bệnh nhân cũng đau hơn. Ngoài ra, khi khớp bị nhiễm trùng, tạo mủ nội khớp việc điều trị và tiên lượng sẽ vô cùng khó khăn.

Vì vậy, cần hạn chế lạm dụng tiêm thuốc vào khớp và nếu có chỉ định thì trước khi tiêm cần biết rõ mình bị bệnh gì, tiêm thuốc gì, tác dụng và tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, chỉ nên tiêm ở những cơ sở y tế uy tín, thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa sâu và trong môi trường hạn chế nhiễm khuẩn tối đa.

2. Những trường hợp không nên tiêm thuốc

Theo BSCKII Nguyễn Thị Lan – Trưởng khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Hữu Nghị, cần tuân thủ các chỉ định tiêm khớp, không nên tiêm quá 3 lần/năm cùng một vị trí. Tiêm khớp mang lại lợi ích nhất định, giảm các triệu chứng đau, giúp cải thiện vận động cho người bệnh. Tuy nhiên, tiêm khớp chỉ thực sự hiệu quả khi được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và tại các cơ sở y tế có trang thiết bị đảm bảo vô khuẩn.

Không nên tiêm khớp đối với những trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn, tổn thương khớp do bệnh lý thần kinh, nhiễm khuẩn ngoài da tại vị trí khớp, nhiễm khuẩn toàn thân, các bệnh lý rối loạn đông chảy máu, bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông, bệnh nhân có tình trạng đái tháo đường chưa kiểm soát được, tăng huyết áp không ổn định.

Luôn chú trọng mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất bằng sự tận tâm cho tất cả quý khách hàng, Vietlife mang đến giải pháp toàn diện cho người bệnh thoái hóa khớp và cột sống, từ sàng lọc nguy cơ, chẩn đoán sớm, điều trị và theo dõi hiệu quả bệnh lý.

Xem thêm:


Chuyên gia Vietlife chia sẻ cách phòng ngừa đau lưng ở người chơi thể thao


 - Khớp kêu lục cục là bệnh gì?


Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

vietlife healthcare final logo



Tác giả: Phòng khám Đa khoa Vietlife