Viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp) là một căn bệnh tự miễn. Bệnh xảy ra khi tổ chức liên kết màn hoạt dịch vị viêm; sụn khớp, đầu xương dưới sụn và chủ yếu ở khớp ngoại vi bị thương tổn.
Các biểu hiện của bệnh là đau nhức và sưng khớp tại nhiều khớp, đặc biệt là khớp tay và khớp chân. Quá trình phát triển bệnh không nhanh, từ từ nhưng theo hướng mạn tính. Bệnh dẫn tới nhiều biến chứng như dính khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, teo cơ,… Từ bệnh này, nhiều bộ phận khác trên con người cũng có thể bị ảnh hưởng theo.
Bệnh viêm khớp dạng thấp trên người cao tuổi cũng tương tự như vậy. Lúc này, phần sụn khớp đã bị lão hóa. Các khớp xương không còn hoạt động linh hoạt như thời trẻ. Khi đó, sụn bì bào mòn, đầu khớp thiếu lớp đệm cọ sát vào nhau khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức.
Tuy nhiên, do đặc điểm tuổi cao sức yếu, hệ miễn dịch suy giảm nên các triệu chứng có dấu hiệu chuyển nặng. Đặc biệt, các mạch máu của người dần lão hóa nên không thể chuyển động, co bóp như hồi còn trẻ. Điều này khiến lượng máu tới các khớp xương ngày càng ít.
Trong thời tiết lạnh gió, mưa rét thất thường, bệnh sẽ trở nặng hơn. Lỗ chân lông, các mạch máu của người già bị không khí lạnh làm co lại khiến máu không thể lưu thông bình thường tới khớp xương. Bệnh nhân lúc này sẽ cảm thấy đau nhức và luôn bị gây kích thích. Do vậy thời tiết thay đổi cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm khớp dạng thấp ở người già.
Một nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp xuất hiện trên người già có thể do lao động quá sức hoặc thường xuyên mang vác nặng khi còn trẻ. Thói quen này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hệ xương khớp. Tới lúc về già, các cơn đau nhức bắt đầu xuất hiện và xương khớp suy yếu dần.
Về nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp ở người già, giới y học vẫn chưa có một thống nhất chung. Tuy nhiên, có một số nhóm nguyên nhân đã được chỉ ra góp phần làm tăng nguy cơ mắc b như: di truyền, vi khuẩn, virus, môi trường, giới tính, cơ địa, tuổi tác, thói quen nghiện chất kích thích,…
Có thể thấy, vấn đề tuổi tác là một trong các nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp dựa theo yếu tố sinh lý ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của bệnh. Vậy nên, người già thường dễ bị mắc bệnh nhiều hơn các đối tượng khác.
Kéo căng cơ là một phương pháp giải quyết nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp khá hiệu quả. Mọi người có thể tập các động tác giản đơn như hai chân duỗi thẳng, ngồi thẳng lưng. Dùng tay nắm và giữ bàn chân trong 10 – 20 giây. Sau đó bạn thả lỏng cơ thể là được. Động tác nên thực hiện vào buổi sáng và tối mỗi ngày.
Bạn có thể tập bài tập duỗi vai bằng tư thế đứng thẳng, dựa lưng vào tường và để hai tay sang bên hông. Chú ý cùi tay thẳng và áp lòng bàn tay vào tương. Giữ nguyên tư thế 5 giây rồi nghỉ và làm lại. Bài tập này nên thực hiện 10 lần mỗi lần tập.
Bạn đưa hai tay ra phía trước ngang với vai. Tay nắm chặt rồi mở rộng bàn tay hết mức có thể. Lặp lại động tác này khoảng 20 lần. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 2 lần.
Công dụng của bài tập này là giúp các ngón tay cử động linh hoạt và hỗ trợ giảm thiểu tình trạng co cứng khớp.
Đi bộ luôn là bài tập thể dục đơn giản nhưng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Với bệnh viêm khớp dạng thấp, đi bộ vẫn mang tới nhiều hiệu quả hữu ích. Hoạt động này không chỉ làm xương khớp linh hoạt hơn mà còn phòng ngừa trường hợp nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp trở nặng hơn.
Bệnh nhân có thể thực hiện bài tập đi bộ đều đặn mà không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Chú ý, bệnh nhân nên luyện tập theo khối lượng tăng dần đều, từ tốc độ chậm và quãng đường ngắn cho tới tốc độ cao và quãng đường dài. Tránh luyện tập không điều độ dẫn tới tình trạng quá sức cho cơ thể.