Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc can thiệp vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như loại bỏ một số loại thực phẩm và đồ uống có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở người bị viêm khớp, viêm xương khớp cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể của họ.
Dù là đường bổ sung (Added Sugar) hay đường tự nhiên (Natural Sugar) thì bạn đều nên hạn chế ăn đường, đặc biệt là nếu bạn bị viêm khớp. Đường bổ sung được tìm thấy trong bánh, kẹo, nước ngọt, kem và rất nhiều loại thực phẩm khác.
Một nghiên cứu trên 217 người bị viêm khớp dạng thấp đã ghi nhận rằng trong số 20 loại thực phẩm thì soda có đường và các món tráng miệng (ngọt) được báo cáo là thường xuyên làm trầm rọng hơn các triệu chứng của bệnh.
Hơn nữa, đồ uống có đường như soda cũng góp phần đáng kể vào việc tăng nguy cơ bị viêm khớp. Chẳng hạn, nghiên cứu ở 1.209 người trưởng thành trong độ tuổi từ 20 - 30 có thói quen uống đường fructose 5 lần mỗi tuần hoặc nhiều hơn có nguy cơ bị viêm khớp gấp 3 lần so với người ít hoặc không uống đồ uống có đường fructose.
Một nghiên cứu quy mô lớn hơn, trên 200.000 phụ nữ cho thấy uống soda có đường thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp.
Đọc thêm:
+ 1 hũ sữa chua không đường bao nhiêu calo? Ăn mỗi ngày có tốt không?
Một số nghiên cứu liên kết giữa thịt đỏ và thịt đã qua chế biến với chứng viêm cho thấy có thể làm gia tăng các triệu chứng viêm khớp. Ví dụ như chế độ ăn nhiều thịt đã qua chế biến và thịt đỏ trong một nghiên cứu trên 25.630 người xác định rằng ăn nhiều thịt là yếu tố nguy cơ gây viêm khớp.
Ngược lại, một chế độ ăn trên thực vật không bao gồm thịt đỏ đã được chứng minh là có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp thay vì dấu hiệu viêm cao của interleukin-6 (II), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine khi ăn nhiều thịt đỏ và thịt đã qua chế biến.
Gluten là một nhóm các protein có trong lúa mì và lúa mạch. Có một số nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng chứng viêm khi ăn các thực phẩm giàu gluten và ngược lại.
Hơn nữa, những người mắc bệnh celiac có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn và tương tự đối với những người mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp cũng có tỷ lệ mắc celiac cao hơn. Đáng chú ý là nghiên cứu về chế độ ăn thuần chay ở 66 người bị viêm khớp dạng thấp cho thấy, không ăn các nhóm chứa gluten giúp cho tình trạng viêm cũng như tiến triển bệnh giảm đáng kể.
Thực phẩm siêu chế biến được hiểu là nhóm thực phẩm được chế biến công nghiệp. Trong quá trình chế biến có sử dụng ít nhất 5 thành phần phụ gia, phẩm màu hay chất bảo quản,... Có thể kể đến như đồ ăn nhanh, các loại ngũ cốc ăn liền,... có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng viêm khớp do đường bổ sung và các chất bảo quản khác.
Nghiên cứu cho thấy, các loại đồ ăn nhanh ngoài tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp còn tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch bao gồm cả nồng độ cao glycate hemoglobin (HbA1c) - dấu hiệu kiểm soát đường huyết vượt mức.
Do vậy, cần hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn tránh làm xấu đi sức khỏe tổng thể và tăng nguy cơ viêm cũng như các bệnh lý khác.
Do rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp nên bất kì ai bị viêm khớp đều nên hạn chế hoặc tránh uống rượu. Một nghiên cứu trên 278 người bị viêm cột sống thể trục cho thấy uống rượu làm tăng tổn thương tới cấu trúc cột sống.
Ngoài ra, các cơn gout cũng có thể tăng lên về cả tần suất và mức độ cơn đau nếu như bạn uống nhiều rượu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra thêm rằng, nghiện rượu có liên quan mật thiết tới nguy cơ viêm xương khớp.
Chế độ ăn giàu chất béo omega-6 và ít chất béo omega-3 có thể làm trần trọng thêm các triệu chứng của viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Những chất béo này đều cần thiết cho sức khỏe nhưng sự mất cân bằng của hai loại omega này làm tăng nguy cơ gây viêm cho người bệnh.
Thay vào đó, bạn cần giảm lượng thức ăn giàu chất béo omega-6 chẳng hạn như dầu thực vật bằng thức ăn giàu omega-3 như cá béo để cải thiện các triệu chứng viêm khớp.
Không có gì có thể bàn cãi về tác hại của muối đối với chứng viêm ở các bệnh xương khớp hay tim mạch. Cắt giảm lượng muối là một lựa chọn được khuyến khích cho người bị viêm khớp.
Các nghiên cứu trên chuột cho thấy, chế độ ăn ít muối giúp giảm mức độ nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp hơn so với chế độ ăn nhiều muối. Bằng chứng là những con chuột ăn chế độ ăn ít muối ít xảy ra tình trạng "phân hủy sụn và phá hủy xương" hơn, cũng như các dấu hiệu viêm cũng ít hơn so với những con chuột có chế độ ăn nhiều muối.
Điều thú vị liên quan chính là lượng natri cao đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ đối với các bệnh tự miễn như viêm khớp, theo một nghiên cứu trên 18.555 người.
AGEs là viết tắt của Advanced glycation end products là sản phẩm của quá trình glycat bền vững có liên kết trực tiếp với các protein trong cơ thể cùng với đường và chất béo. AGEs tồn tại tự nhiên trong thực phẩm là động vật chưa nấu chính và hình thành thông qua một số phương pháp nấu ăn nhất định bao gồm nướng, chiên, quay,... đặc biệt với thực phẩm là động vật có hàm lượng protein cao.
Khi AGEs tích tụ với số lượng cao trong cơ thể, stress oxy hóa và viêm nhiễm có thể xảy ra - điều này có liên quan tới sự tiến triển trầm trọng hơn ở người bị viêm khớp.
Trên thực tế thì những người bị viêm khớp đã được chứng minh là có hàm lượng AGEs trong xương và khớp cao hơn so với người không bị bệnh. Vì thế mà cần thay thế những thực phẩm và phương pháp chế biến này bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau củ, trái cây, các loại đậu và cá để làm giảm tổng AGEs trong cơ thể người bệnh.
Tóm lại, người bị viêm khớp có nguy cơ bùng phát cơn đau hơn khi thời tiết chuyển lạnh, vì vậy mà ngoài việc chú trọng tới chế độ ăn uống hãy tham khảo các bài tập vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng và duy trì đều đặn hàng tuần cùng với việc sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ sẽ giảm nguy cơ tăng nặng bệnh. Nếu đang sử dụng thuốc, hãy thực hiện đúng theo đơn của bác sĩ và tái khám định kì.
Nguồn dịch: 8 Foods and Beverages to Avoid with Arthritis