Phân biệt ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Phân biệt ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang
Tuyến tiền liệt và bàng quang là hai cơ quan nằm gần nhau vì thế cũng có thể gây nhầm lẫn. Dưới đây là cách phân biệt ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang từ chuyên gia ung bướu Chin Chong Min.

1. Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt và bàng quang

* Dấu hiệu khi tiểu:

- Ung thư tuyến tiền liệt: tiểu khó, dòng tiểu chậm và chảy nhỏ giọt cho tới khi hết. Có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, trong tinh dịch.

- Ung thư bàng quang: tiểu ra máu (loại không đau)

* Tần suất tiểu tiện:

- Ung thư tuyến tiền liệt: tiểu thường xuyên, bao gồm cả tiểu dắt, tiểu đêm

- Ung thư bàng quang: đi tiểu nhiều lần

Ngoài ra: Ung thư tuyến tiền liệt còn gặp các triệu chứng như đau lưng, hông, yếu chi.

2. Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang

* Siêu âm:

- Ung thư tuyến tiền liệt: không thể hiện được các đặc tính chẩn đoán trừ khi xuất hiện các hạch ung thư.

- Ung thư bàng quan: siêu âm chỉ có thể phát hiện những khối u có kích thước ít nhất là 1 cm.

* Xét nghiệm:

- Ung thư tuyến tiền liệt: xét nghiệm máu có tên kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) - đây là hình thức phổ biến nhất giúp phát hiện xem bạn có bị mắc ung thư tuyến tiền liệt hay không. Việc thăm khám trực tràng cũng có thể giúp tăng tủ lệ phát hiện bệnh nếu như bác sĩ chẩn đoán có thể sờ thấy được khối u cứng.

Nhìn chung thì việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt sẽ được khẳng định dựa trên kết quả sinh thiết tế bào ung thư qua trực tràng và có thể kết hợp cùng với kết quả của siêu âm.

- Ung thư bàng quang: các khối u nhỏ hơn nên thường được phát hiện thông qua kỹ thuật soi bàng quang. Ngoài ra thì kết luận có bị ung thư bàng quang hay không cũng dựa vào kết quả chọc sinh thiết từ bàng quang.

3. Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang

Việc điều trị như thế nào đều phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh cùng với thể trạng của bệnh nhân tương thích vớ phương pháp nào. Cụ thể:

* Ung thư tuyến tiền liệt

Trường hợp ung thư giới hạn ở trong cách cơ quan nội tạng (dạng T1 và T2) thì có các phương pháp điều trị sau:

- Phẫu thuật mở cắt bỏ tuyến tiền liệt triệu căn: cắt bỏ thông qua một đường rạch dài

- Phẫu thuật nội soi cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt căn: cắt bỏ thông qua một vài đường rạch nhỏ

- Xạ trị áp sát: đưa hạt phóng xạ vào trong tuyến tiền liệt

- Xạ trị ngoài: đây là dạng dùng tia xạ kéo dài trong một thời gian, thường là khoảng 7 tuần

- Siêu âm tập trung tăng cường (HÌU): là việc dùng sóng siêu âm để làm nóng và phá hủy tế bào ung thư tuyến tiền liệt

- Điều trị hocmorne giúp làm giảm lượng testosterone

Với ung thư tuyến tiền liệt đã phát triển ở dạng khu trú (T3) thì mặc dù ở giai đoạn này bệnh không còn khả năng chữa khỏi nữa những vẫn có thể chỉ định áp dụng các phương pháp sau:

- Xạ trị

- Trị liệu hormone hoặc trị liệu hormone bổ trợ sau đó làm phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt căn.

Với ung thư ở giai đoạn T4 là giai đoạn muộn thì các phương pháp được áp dụng thường chỉ nhằm tác dụng giảm đau cho người bệnh, bao gồm:

- Hóa trị

- Xạ trị

- Cắt bỏ tinh hoàn

- Trị liệu hormone

* Ung thư bàng quang:

Với ung thư ở thể tren bề mặt dạng Ta và T1 thì có các phương pháp điều trị là:

- Cắt bỏ khối u bàng quang qua niệu đạo

- Bơm mitomycin, BCG hoặc gemcitabine vào bàng quang

Với trường hợp ung thư bàng quang đã xâm lấn tới phần cơ và bước vào giai đoạn T2 và T3 thì cần điều trị dạng tấn công mạnh hơn vì chúng có xu hướng lan xa (di căn) tới các hạch bạch huyết, phương pháp điều trị giai đoạn này là:

- Cắt bỏ bàng quang triệt căn (dạng cắt bỏ hoàn toàn) và phẫu thuật mở

- Cắt bỏ bàng quang triệt căn và làm bàng quang mới: nghĩa là cắt bỏ bàng quang và sau đó tái tạo bàng quan bằng việc sử dụng một đoạn ruột

- Xạ trị

- Hóa trị

Với trường hợp ung thư bàng quang giai đoạn muộn (T4) nghĩa là bệnh đã không còn có khả năng chữa khỏi, mọi can thiệp y tế chỉ nhằm mục đích giảm đau đớn cho bệnh nhân. Nếu như bệnh nhân vẫn còn tiểu tiện ra máu thì có thể được chỉ định áp dụng các phương pháp sau:

- Xạ trị

- Làm lệch đường dẫn niệu: chia niệu quản và được dẫn lệch khỏi bàng quang.

Trên đây là một số cách phân biệt ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang dựa trên triệu chứng, chẩn đoán và cách thức điều trị bạn có thể tham khảo. Để hiểu rõ hơn bạn có thể nhờ đến tư vấn của bác sĩ.


Tác giả: Phương Thuận