Các phương pháp tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Các phương pháp tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là phương pháp hỗ trợ tìm kiếm sự có mặt của tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong cơ thể. Ngoài test PSA thì sinh thiết tế bào tuyến tiền liệt hay sinh thiết hạch bạch huyết, chụp CT,.. cũng là những phương pháp hiệu quả phổ biến.

    Hiện nay có hai cách để dò tìm tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là test PSA trong máu và khám trực tràng hay còn được gọi là DRE. Cụ thể như sau:

    1. Khám trực tràng

    Để khám trực tràng thì bác sĩ cần chuẩn bị găng tay và đưa dụng cụ kiểm tra vào phần trực tràng (ruột thẳng) của người bệnh sau đó kiểm tra xem có sờ nắn được khối u nào bất thường ở tuyến tiền liệt hay không. Tuyến tiền liệt nằm ngay phía trước trực tràng và đa phần thì ung thư tuyến tiền liệt đều bắt đầu ở phần có thể sờ đến được khi thăm khám trực tràng.

    2. Test PSA tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

    Kiểm tra nồng độ PSA trong máu là một trong những phương pháp tầm soát ung thư tuyến tiền liệt phổ biến. PSA là một chất do tuyến tiền liệt sinh ra. Khi mắc ung thư tuyến tiền liệt, nồng độ PSA có thể tăng lên.

    Tuy vậy thì nồng độ PSA trong máu cao không có nghĩa là bạn bị ung thư mà đây chỉ là cơ sở để bác sĩ chỉ định làm tiếp các xét nghiệm khác để chắc chắn hơn.

    3. Sinh thiết tuyến tiền liệt

    Một mẫu nhỏ ở mô tuyến tiền liệt nơi nghi ngờ có tế bào ung thư sẽ được lấy và đem đi làm tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Việc sinh thiết tuyến tiền liệt này có thể gây đau nhưng đa phần chỉ cảm thấy có khó chịu một thời gian rất ngắn vì quá trình tầm soát ung thư tuyến tiền liệt bằng sinh thiết mô này kết thúc nhanh.

    Trong vài ngày sau khi làm sinh thiết tuyến tiền liệt có thể xuất hiện tác dụng phụ như đau rát hoặc tiểu ra máu hoặc đại tiện ra máu; một số khác có thể thấy máu trong tinh dịch,.. tuy nhiên thì vấn đề này có thể biến mất nhiều nhất là sau vài tuần khi kết thúc sinh thiết.

    4. Một số phương pháp tầm soát ung thư tuyến tiền liệt bổ trợ khác

    - Sinh thiết hạch bạch huyết: mục đích của phương pháp tầm soát ung thư tuyến tiền liệt này là kiểm tra xem tế bào ung thư đã lan ra đến hạch bạch huyết bên cạch của tuyến tiền liệt hay chưa.

    Nếu như tế bào ung thư được tìm thấy ở các hạch bạch huyết này thì ngoài phẫu thuật thì bệnh nhân có thể phải kết hợp cùng một vài phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt khác như xạ trị hay hoá trị.

    - Chụp CT scanner: Chụp CT cho ra kết quả dạng hình ảnh chi tiết cho phép bác sĩ xác định được mức độ lây lan của tế bào ung thư tuyến tiền liệt tới đâu, đang ở giai đoạn khu trú hay giai đoạn lan rộng.

    Ngoài ra thì chụp CT còn có thể sử dụng trong dẫn hướng luồn kim sinh thiết ung thư tuyến tiền liệt.

    - Chụp xạ hình xương: Việc tầm soát này cần phải thực hiện dựa trên kết quả nhận được sau khi đưa một lượng nhỏ chất phóng xạ vào máu. Lượng phóng xạ này lắng đọng lại ở đâu sẽ cho thấy tế bào ung thư tuyến tiền liệt đã lây lan tới xương hay chưa.

    -Chụp cộng hưởng từ MRI:  Quét MRI có thể cho thấy hình ảnh tuyến tiền liệt, đánh giá được sự xâm lấn của khối u ra xung quanh, đánh giá di căn hạch vùng trong khung chậu.

    Nguồn dịch: https://www.cancer.org/cancer/prostate-cancer/if-you-have-prostate-cancer.html


    Tác giả: Phạm Thanh