Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt giảm ở nam giới có testosterone thấp

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt giảm ở nam giới có testosterone thấp
Theo kết quả của một nghiên cứu mới đây, nam giới có lượng testosterone thấp ít mắc ung thư tuyến tiền liệt hơn so với những người còn lại

Theo kết quả thống kê, có khoảng 170.000 nam giới tại Hoa Kỳ được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt mỗi năm. Nó cũng lấy đi mạng sống của khoảng 30.000 tại quốc gia này mỗi năm. 

Có thể thấy, đây là một căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới không hoàn toàn giống nhau.

Cụ thể, các nhà khoa học tại thuộc Đại học Oxford (Anh) đã tiến hành một nghiên cứu lớn nhất từng được tiến hành từ trước đến nay về mối quan hệ giữa hormone và ung thư. Tại Hội nghị Ung thư Quốc gia về Nghiên cứu Ung thư (NCRI), Liverpool, các nhà khoa học đã công bố kết quả của công trình nghiên cứu này.

Theo đó, các nhà khoa học đã tìm ra mức độ ảnh hưởng của testosterone đối với quá trình hình thành các tế bào ung thư tại tuyến tiền liệt. Ngoài ra, dù chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh, nhưng một trong các yếu tố dẫn đầu gây ra căn bệnh này được xác định là tuổi tác, dân tộc hay đột biến gen.

Testosterone, hay còn được biết đến với tên gọi nội tiết tố nam, được coi là điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng kích thước của tế bào ung thư tại tuyến tiền liệt của nam giới. Do đó, giảm hoặc ngăn chặn sự hình thành testosterone được cho là phương pháp chuẩn để điều trị và giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Androgen bão hòa là tên gọi của phương pháp điều trị này. Các bác sĩ sẽ sử dụng testosterone cho các thụ cảm nội tiết tố sinh dục được bão hòa. Kích thước của khối u tại tuyến tiền liệt sẽ không thể tăng thêm khi các thụ cảm nội tiết tố sinh dục đạt tới điểm bão hoà, kể cả testosterone trong cơ thể tiếp tục tăng.

Phương pháp này đã được các nhà khoa học kiểm chứng bằng việc tiến hành thử nghiệm trên 19.000 nam giới ở Mỹ, trong đó có 6.933 người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, 12.088 người có chỉ số cơ thể hoàn toàn bình thường.

Độ tuổi của người tham gia thử nghiệm là từ 34 - 76, và máu của họ được thu thập để phân tích. Những người tham gia thử nghiệm được xếp vào 10 nhóm khác nhau dựa theo mức độ testosterone trong cơ thể họ họ. Các nhóm này dao động từ những người có nồng độ androgen trong máu thấp nhất tới cao nhất.

Sau đó, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt được tính bằng phương pháp hồi quy có điều kiện. Kết quả đúng như dự đoán của các nhà khoa học, những người có mức testosterone thấp đã giảm được 20% khả năng phát triển bệnh, tức là nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở họ cũng thấp hơn hẳn.

Theo nhận định của Giáo sư Malcolm Mason, một chuyên gia về ung thư tuyến tiền liệt cho tổ chức phi lợi nhuận Cancer Reseach: "Vai trò của testosterone trong việc phát triển ung thư tuyến tiền liệt là một lĩnh vực được tranh cãi rất nhiều, nên những thí nghiệm thực tế là bằng chứng mạnh mẽ cho việc điều trị căn bệnh nói trên".

Giáo sư Tim Key đến từ đại học Oxford, đồng tác giả của nghiên cứu cũng cho biết thêm: "Đây là một phát hiện sinh học thú vị có thể giúp chúng ta hiểu được bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển như thế nào. Cho đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa có ý tưởng rõ ràng về vai trò của testosterone trong nguy cơ ung thư tiền liệt tuyết. Đây là nghiên cứu dân dụng đầu tiên để hỗ trợ cho lý thuyết rằng nguy cơ ung thư sẽ được giảm thiểu nếu như hóc môn đạt ở một ngưỡng nhất định".


Tác giả: Thảo Ngân