Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không?
Khi bị chẩn đoán bị mắc ung thư tuyến tiền liệt, nhữung thắc mắc về tiên lượng sống, về ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không, có lây không,... là mối quan tâm lớn của người bệnh và người nhà bệnh nhân.

1. Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt là nơi tạo ra các chất lỏng có trong tinh dịch. Nó nặng khoảng 20g và có kích thước bằng một hạt dẻ.

Các các tế bào khoẻ mạnh thường phân chia và chết đi theo chu kỳ. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó, các tế bào ở tuyến tiền liệt không chết đi mà tiếp tục phân chia với tốc độ nhanh, mất kiểm soát, gây ra ung thư tuyến tiền liệt.

Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt cho đến nay vẫn chưa được kết luận rõ ràng nhưng thông qua một số bằng chứng về dịch tễ học thì người ta thấy được rằng bệnh ung thư tuyến tiền liệt có liên quan tới chế độ ăn và gene.

Cụ thể đó là nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt tăng nhanh khi chế độ ăn nhiều chất béo. Với gene thì nguy cơ tăng cao nếu như người thân (ruột thịt như anh trai, em trai, bố) có tiền sử bị bệnh này.

Ung thư tuyến tiền liệt thường xảy ra ở nam giới có độ tuổi trên 50. Vì thế mà việc sàng lọc hay thăm trực tràng định kỳ, đặc biệt là với nhóm đối tượng nguy cơ là hết sức cần thiết. Bởi bệnh phát triển "chậm nhưng chắc" - ít có dấu hiệu rõ ràng nên tới khi mắc người bệnh mới hoang mang nghĩ đến việc ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không hay sống được bao lâu,...

2. Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không?

Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không? Thực tế cho biết cũng như các căn bệnh ung thư khác khi thắc mắc ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không thì khả năng điều trị cần phải dựa vào mức độ phát triển khối u cũng như tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân. Nếu như được phát hiện ở giai đoạn sớm thì ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa được, không  những thế mà còn ngăn ngừa tái phát tốt, tiêu diệt tế bào ung thư triệt để.

Và ngược lại, nếu như phát hiện ở giai đoạn muộn thì các biện pháp y tế cũng chỉ mang tính chất hỗ trợ, giảm thiểu cơn đau,... chứ không tiêu diệt được hoàn toàn tế bào ung thư.

Có một vấn đề mà người bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng cần phải lưu ý đó là: ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu có thể chữa trị được nhưng đó là với điều kiện người bệnh phải tuân thủ hoàn toàn theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Một số phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt:

Để lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp cần phải dựa vào mức độ xâm lấn của tế bào ung thư tuyến tiền liệt, dựa vào độ mô học, dựa vào nồng độ PSA trong máu cũng như tuổi và thể trạng chung của bệnh nhân. Hơn nữa cũng cần phải được nắm rõ những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào.

Đối với những bệnh nhân dưới 60 tuổi ở giai đoạn T1a thì có thể không cần phải thực hiện điều trị mà chỉ cần theo dõi định kỳ để kiểm tra bất thường nếu có. Những trường hợp còn lại khi khối u ở giai đoạn khu trú T1b, T1c và T2 thì lựa chọn thông thường là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt để, có tể áp dụng xạ trị liều cao đem hiệu quả như nhau.

Biện pháp theo dõi đơn thuần có thể áp dụng với những trường hợp có mật độ mô bệnh học thấp và khu trú tại tuyến tiền liệt.

Bước vào giai đoạn 2 của bệnh thì xạ trị là liệu pháp được chỉ định nhiều hơn. Đối với nam giới lớn tuổi và tình trạng sức khoẻ không được tốt thì có thể không cần phải áp dụng biện pháp điều trị xạ trị do sự tiến triển tự nhiên của bệnh khá chậm.

Còn ở giai đoạn muộn, khi mà khối u đã di căn sang các cơ quan khác thì ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không? Các biện pháp can thiệp y tế chỉ có thể làm giảm cơn đau đớn cho bệnh nhân và ngăn chặn sự xâm lấn thêm của tế bào ung thư chứ không chữa triệt để được. Ban đầu bệnh nhân có thể được điều trị nội tiết và kèm (hoặc không kèm) biện pháp xạ trị.


Tác giả: Phạm Thanh