Tìm hiểu về xét nghiệm PSA tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Tìm hiểu về xét nghiệm PSA tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm PSA trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là một trong những xét nghiệm đóng vai trò quan trọngtrọng. Tuy vậy xét nghiệm PSA chưa phải là xét nghiệm duy nhất để kết luận có mang bệnh hay không.

1. Xét nghiệm PSA tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là gì?

PSA là một xét nghiệm máu có thể tăng trong nhiều trường hợp mà không liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt. Lưu ý về tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là việc làm quan trọng. Thực tế hiện nay cho thấy, xét nghiệm PSA tăng nhưng kiểm tra bằng sinh thiết đa số không có ung thư. Ngược lại, kết quả có thể âm tính giả dù kết quả có ung thư.

Chính vì vậy, nam giới có thể không cần làm xét nghiệm PSA một cách thường quy để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Đây cũng chính là khuyến cáo mới của Ủy ban đặc nhiệm phòng ngừa bệnh tật - Hoa Kỳ vừa công bố.

Khi tuyến tiền liệt bị viêm, phì đại hoặc ung thư, nồng độ PSA sẽ tăng lên. Việc điều trị quá tay có thể có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. 

Chính vì vậy, để đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh, nam giới cần phải có những lưu ý tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.

2. Hiệu quả của xét nghiệm PSA trong việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

Việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt thông qua PSA mang lại những thuận lợi nhất định cho người bệnh. Kết luận đó được các nhà khoa học phân tích giữa lợi và hại của xét nghiệm PSA trong tầm soát ung thư. Ngoài tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, PSA còn giúp người bệnh tránh khỏi nhiều tình trạng liên quan đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Phương pháp PSA mang lại hiệu quả khi giúp người bệnh tránh tình trạng bị tắc mạch chân hoặc phổi do điều trị. Ngoài ra người bị đau tim do điều trị, người bị liệt dương và tiểu không kiểm soát sẽ được hạn chế khi sử dụng xét nghiệm PSA.

3. Những ai cần làm xét nghiệm PSA?

Trước đó, hiệp hội tiết niệu Mỹ đã đề nghị kiểm tra xét nghiệm máu và làm PSA (kháng nguyên chuyên biệt của tiền liệt tuyến) ở tất cả những người đàn ông trên 40 tuổi. Mức tăng của PSA có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu.

Nội dung khái quát của khuyến cáo mới này như sau:

Nam giới tuổi từ 40-45: Không cần kiểm tra xét nghiệm trừ khi trong gia đình đã có người mắc bệnh hoặc một số nguyên nhân khác bị cho là sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Nam giới tuổi từ 55-69: Không cần kiểm tra xét nghiệm thường xuyên nhưng nên trao đổi với các bác sĩ về lợi ích và tác hại của việc kiểm tra cho phù hợp với sức khoẻ của mỗi cá nhân.

Nam giới trên 70 tuổi: Không cần kiểm tra xét nghiệm trừ khi trong gia đình đã có người mắc bệnh hoặc một số lý do khác bị cho là sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Tuy nhiên, hiệp hội tiết niệu Mỹ không phải là tổ chức duy nhất ở Hoa Kỳ đưa ra những thông tin về việc kiểm tra xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt. Trường thầy thuốc Hoa kỳ (American College of Physicians) cũng đưa ra những khuyến cáo về độ tuổi tham gia xét nghiệm (chủ yếu là từ 50-69 tuổi và chỉ thực hiện khi người đàn ông đó muốn được xét nghiệm) và cơ quan dự phòng Hoa Kỳ Taskforce năm 2012 đã đưa ra  khuyến cáo không đồng tình với các xét nghiệm PSA cho nam giới ở bất kỳ độ tuổi nào.

Kiểm tra xét nghiệm không phải là lựa chọn hoàn hảo để sàng lọc và phát hiện căn bệnh ung thư có thể dẫn đến chết người này. Vì vậy, việc kiểm tra là không nhất thiết, nó phụ thuộc vào bệnh ung thư và các yếu tố khác như tuổi tác. Lợi ích của việc sàng lọc bệnh ung thư tuyến tiền liệt rõ ràng ít hơn so với các bệnh ung thư khác, chẳng hạn như ung thư vú hoặc ung thư đường ruột.

Một điều quan trọng là mức PSA trong máu của người đàn ông có thể tăng lên vì những lý do không liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt, vì vậy kết quả của việc sàng lọc có thể là "dương tính giả".

Các bác sĩ cũng cảnh báo các kết quả xét nghiệm là không đáng tin cậy hoàn toàn và có thể tạo ra những lo lắng, căng thẳng cho nam giới. Hơn nữa, xét nghiệm PSA thường dùng một cây kim nhỏ để lấy sinh thiết mô và mẫu mô từ nhiều phần của tuyến tiền liệt. Điều này có thể gây ra đau đớn và cũng có thể mang đến những rủi ro không mong đợi, chẳng hạn như bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, nếu sinh thiết mô của người đàn ông cho thấy những dấu hiệu của ung thư  thì cũng chưa thể khẳng định được khả năng dẫn đến tử vong cao vì có rất nhiều bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và khó có khả năng gây tử vong hoặc làm ảnh hưởng đến các vấn đề khác trong cuộc sống của người đàn ông.

Nhưng thật khó để có thể biết được mức độ đe doạ tính mạng của căn bệnh ung thư này, vì vậy nhiều nam giới đã chọn cách điều trị nó. Có thể là phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt hoặc xạ trị để diệt các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, những phương pháp điều trị đó có thể mang lại những tác dụng phụ đáng kể như bị liệt dương, mất kiểm soát ở "cậu nhỏ" hoặc các vấn đề về ruột. 

Vì vậy, thông báo mới của Mỹ đang cố gắng để giảm thiểu số lượng những người đàn ông bị di chứng do điều trị ung thư tuyến tiền liệt không cần thiết, trong khi vẫn có thể cứu sống được nhiều sinh mạng.


Tác giả: Thảo Ngân