Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh lý ác tính hình thành ở tuyến tiền liệt của nam giới do sự phát triển bất thường của tế bào. Bệnh có nhiều nguy cơ lien quan chẳng hạn như: tuổi tác, chế độ ăn uống, béo phì, thói quen sinh hoạt không lành mạnh,...
Ngoài nhưng yếu tố trên thì gene di truyền của gia đình cũng được xem như một yếu tố nguy cơ cần phải quan tâm. Ung thư tuyến tiền liệt có di truyền không? Thực tế thì ung thư tuyến tiền liệt được biết đến là bệnh lý có tính chất gia đình cao.
Khi tìm hiểu ung thư tuyến tiền liệt có di truyền không người ta đã thống kê được rằng nếu như bạn có người thân thuộc thế hệ gần nhất là bố, anh em trai bị ung thư tuyến tiền liệt thì khả năng bạn có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt có di truyền không chỉ tăng lên 1 mà là đến 2 lần so với những người khác.
Và cũng theo số liệu cho biết thì có tới 5 - 10% bệnh nhân bị mắc ung thư tuyến tiền liệt là do di truyền.
Nói cách khác nếu như người bị ung thư tuyến tiền liệt là ông của bạn thì bố bạn có nguy cơ mắc cao hơn bạn. Tương tự nếu như họ hàng của bạn bị bệnh thì nguy cơ của bạn thấp hơn người thân có quan hệ ruột thịt của họ.
Có một vài nghiên cứu ở một vài cặp song sinh chỉ ra rằng có 40% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt có dính tới yếu tố di truyền.
Vậy làm cách nào để xác định được ung thư tuyến tiền liệt có di truyền không? Tất nhiên là tầm soát ung thư tuyến tiền liệt sẽ đóng vai trò quan trọng trong những trường hợp này. Thường thì việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt nên được thực hiện ở tuổi 50 - 70 tuổi. Nhưng nếu như bạn thuộc trường hợp trên và người thân bị ung thư tuyến tiền liệt phát hiện ra khi trên 65 tuổi thì nguy cơ bạn bị mắc bệnh là trung bình. Tầm soát từ tuổi 45 là hợp lý.
Còn nếu như người thân của bạn phát hiện ra bệnh khi dưới 65 tuổi thì bạn nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt dưới 40 tuổi.
Để xác định bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
- Người bị ung thư tuyến tiền liệt là ai?
- Quan hệ huyết thống của bạn với họ là gì? Là người thân trực hệ, bên ngoại hay bên nội,...
- Thời điểm bị chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt là khi nào?
- Người thân đó bị ung thư tuyến tiền liệt thôi hay còn ung thư nào khác nữa?
- Có dấu hiệu nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt từ bên ngoài không? Ví dụ như: chế độ ăn, hút thuốc,...
Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định ung thư tuyến tiền liệt có di truyền không rõ ràng hơn.
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh phát triển chậm nhưng phát triển đến đâu nguy hiểm đến đấy. Hơn nữa dấu hiệu bệnh lại rất dễ nhầm lẫn và khó quan sát nên thường bị bỏ qua dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. Một vài phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt có thể kể đến như:
- Thăm khám trực tràng (trong chẩn đoán lâm sàng)
- Sinh thiết tuyến tiền liệt
- Xét nghiệm nồng độ PSA kiểm tra tuyến tiền liệt
- Chụp CT cắt lớp
- Chụp MRI (cộng hưởng từ)
- Chụp xạ hình xương
Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/