Những hiểu lầm về bệnh hen suyễn thường gặp

Những hiểu lầm về bệnh hen suyễn thường gặp
Bệnh hen suyễn không hiếm gặp như nhiều căn bệnh khác nhưng thường có một số quan niệm sai lầm. Chính những thông tin không chính xác về căn bệnh này sẽ làm bệnh nặng hơn. Vậy những hiểu lầm về bệnh hen suyễn thường gặp là gì?

1. Hiểu lầm về bệnh hen suyễn là không nghiêm trọng  

Nhiều người có thể coi nhẹ sự nghiêm trọng của bệnh nhưng đây là hiểu lầm về bệnh hen suyễn nguy hiểm. Các chuyên gia chia nó thành bốn giai đoạn và ở mức độ 4 có thể gây ra tử vong. Những người mắc hen suyễn không nên quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan về căn bệnh của mình.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 250.000 người tử vong vì hen suyễn. Thực tế, 1/3 số trẻ chết vì hen suyễn ban đầu được chẩn đoán bệnh ở dạng nhẹ. Hen suyễn có thể gặp ở bất kỳ ai và vào bất kỳ độ tuổi nào. Tuy rằng bệnh có thể gây tử vong nhưng hầu hết các trường hợp nặng đều có thể được ngăn ngừa. Điều quan trọng cần chú ý là không nên coi nhẹ bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp.

2. Trẻ bị hen sẽ hết bệnh khi lớn lên

Khoảng 50% trường hợp trẻ em bị bệnh hen suyễn đều thuyên giảm các triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, ho, thở khò khè khi lớn lên. Trong một vài trường hợp, các triệu chứng này hoàn toàn biến mất. Chính vì vậy rất dễ dẫn đến hiểu lầm về bệnh hen suyễn là bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên.

Những hiểu lầm về bệnh hen suyễn thường gặp - Ảnh 2.

Trẻ em bị hen suyễn khi lớn lên sẽ thuyên giảm các triệu chứng - Ảnh Internet

Trên thực tế, ngay cả khi các triệu chứng không còn, hen suyễn có thể bất chợt trở lại. Đặc biệt là khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc đơn giản là khi họ tập thể dục. Do đó, những người đã có bệnh hen suyễn khi nhỏ cần luôn đi kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

3. Chỉ sử dụng thuốc khi có triệu chứng

Ngoài ra còn có hiểu lầm về bệnh hen suyễn khá phổ biến là chỉ nên sử dụng thuốc khi xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, do hen suyễn là bệnh mãn tính và không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nên ngay cả khi không có triệu chứng nào, bệnh nhân vẫn luôn phải có thuốc dự phòng. 

4. Bệnh nhân hen suyễn không được sử dụng thuốc steroid

Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có chứa steroids để giúp mở rộng, chữa tình trạng viêm teo lại của các phế quản. Tuy nhiên, steroid được biết đến với tác dụng phụ như cao huyết áp, tăng cân, loãng xương và loét dạ dày và vì thế nhiều người hiểu lầm về bệnh hen suyễn, coi đây là một loại thuốc không nên dùng.

Tuy nhiên, thuốc có chứa steroids ở dạng hít và chỉ có tác dụng với các phế quản thì chúng ta hoàn toàn không phải lo lắng về tác dụng phụ của nó. Chính vì vậy, bệnh nhân hãy yên tâm sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Bệnh nhân nên chạy bộ, đạp xe

Mọi người thường hiểu lầm về bệnh hen suyễn khi tin rằng chạy, đạp xe sẽ giúp tăng cường chức năng phổi, làm giảm các triệu chứng của hen suyễn. Trên thực tế, tập thể dục vào buổi sáng có thể làm các triệu chứng hen tăng nặng do không khí lạnh vào trong phổi và gây kích thích các cơ quan hô hấp.

Những hiểu lầm về bệnh hen suyễn thường gặp - Ảnh 3.

Người bị hen suyễn có nên chạy bộ hay không - Ảnh Internet

Sẽ tốt hơn nếu thay tập thể dục bằng đi bộ hay các bài tập căng duỗi người. Tránh đi vào các khu vực có không khí quá khô để ngăn kích thích cơn hen tái phát. Ngoài ra, bơi lội cũng được khuyến khích. Đắm mình trong nước và không khí ẩm sẽ là cách tập luyện an toàn hơn nhiều. 

Mặc dù rất tốt nhưng sau khi bơi, thân nhiệt sẽ giảm xuống vì vậy cần có biện pháp làm ấm cơ thể để triệu chứng bệnh hen suyễn không trở nặng.

6. Chữa bệnh bằng các phương pháp truyền miệng

Một trong những hiểu lầm về bệnh hen suyễn nguy hiểm khác là sử dụng các phương pháp truyền miệng. Để chữa bệnh hen suyễn, một số bài thuốc được truyền miệng như ăn thịt rắn hổ mang, ăn sống con vật nào đó sẽ chữa khỏi bệnh. 

Những phương pháp này là hiểu lầm về bệnh hen suyễn nguy hiểm do chúng có độ an toàn không được đảm bảo, cũng như tác dụng phụ không rõ ràng. Chính vì vậy, người bệnh có thể gặp rủi ro trong khi áp dụng. Cách điều trị tốt nhất vẫn là qua đường hô hấp, nghĩa là cần kiểm soát bệnh thường xuyên và liên tục.


Tác giả: Anh Dũng