Vận động thường xuyên là một trong những lời khuyên hữu ích dành cho bệnh hen suyễn. Nếu không thể vận động mạnh, người bệnh có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng của bộ môn yoga. Cùng tìm hiểu về các bài tập tốt cho người bệnh hen suyễn trong bài viết sau.
Pranayama là một kỹ thuật yoga và cũng là một bài tập rất hiệu quả cho người bệnh hen suyễn. Pranayama có tác dụng giải tỏa căng thẳng và giúp cơ thể người bệnh vận hành trơn tru hơn. Bên cạnh đó, động tác này còn giúp cải thiện hơi thở và hạn chế các cơn hen. Tuy nhiên, bài tập này lại không được khuyến khích cho những bệnh nhân có tiền sử bệnh huyết áp.
Các bước thực hiện bài tập Pranayama cho người bệnh hen suyễn như sau:
Bước 1: Ngồi xếp bằng và giữ cho lưng thật thẳng, đặt 2 tay lên trên đầu gối.
Bước 2: Thả lỏng cơ thể và hít thở nhịp nhàng. Lưu ý là người bệnh nên hít sâu bằng lỗ mũi bên này và thở ra bằng lỗ mũi kia.
Bước 3: Dùng bàn tay phải để kiểm soát việc hít thở. Trong đó, ngón tay cái sẽ dùng để kiểm soát lỗ mũi bên phải còn ngón áp út sẽ dùng để kiểm soát lỗ mũi bên trái.
Brahmari là bài tập có tác dụng làm giảm sự căng thẳng tâm lý rất tốt. Do đó, nó thường được sử dụng nhằm cải thiện tâm trạng và trí nhớ của bệnh nhân. Không chỉ tốt cho người bệnh hen suyễn, bài tập này còn rất hiệu quả cho chứng đau nửa đầu.
Các bước tiến hành bài tập Brahmari gồm có:
Bước 1: Ngồi xếp bằng hoặc nằm ngửa người trên mặt sàn hoặc thảm tập.
Bước 2: Đặt 2 ngón tay trỏ ở phần sụn giữa má và tai.
Bước 3: Ấn nhẹ nhàng vào phần sụn trong mỗi lượt thở ra. Khi ấn, bệnh nhân nên tạo ra các âm thanh đủ lớn với phần miệng khép chặt.
Bước 4: Thực hiện động tác khoảng 5- 6 lần/lượt và 3- 4 lượt/ngày.
"Om" trong tên bài tập là câu thần chú được phát ra do họng ngân dài và không mở miệng. Mục đích chính của bài tập này là giúp bệnh nhân cảm nhận hơi thở. Do đó, đây là bài tập hữu hiệu nhằm cải thiện khả năng tập trung hô hấp của người bệnh hen suyễn.
Để thực hiện bài tập Omkara, bệnh nhân cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ngồi ở tư thế thiền padmasana hoặc siddhasana.
Bước 2: Giữ cho cơ thể thư giãn hoàn toàn.
Bước 3: Hít vào và thở ra kết hợp với việc niệm thần chú Omkara. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý là không nên tạo ra các âm thanh quá lớn.
Anuloma Viloma chính là một phần nhỏ của bài tập Pranayama với các tác dụng tương tự Pranayama. Bài tập Anuloma Viloma cho người bệnh hen suyễn được thực hiện như sau:
Bước 1: Ngồi ở tư thế thiền và đặt tay trái lên trên đầu gối trái.
Bước 2: Dùng ngón cái tay phải bịt lỗ mũi bên phải kết hợp với hít thật sâu bằng lỗ mũi trái.
Bước 3: Dùng ngón út và ngón áp út bịt chặt lỗ mũi phía bên trái.
Bước 4: Nhấc ngón cái ra và thở ra bằng lỗ mũi phía bên phải.
Bước 5: Đổi bên mũi và thực hiện lại các bước của bài tập.
Sasankasana cũng là một bài tập hít thở không thể thiếu cho người bệnh hen suyễn. Bài tập này sẽ giúp tăng cường chức năng phổi và tăng lượng khí vào cơ thể người bệnh. Do đó, sau khi tập, hơi thở người bệnh sẽ được điều hòa và tạo ra cảm giác khoan khoái.
Các bước thực hiện bài tập Sasankasana gồm có:
Bước 1: Ngồi ở tư thế Vajrasana với phần đầu gối đặt lên sàn, trọng lượng cơ thể dồn lên gót chân.
Bước 2: Hướng lòng bàn chân quay ra phía bên ngoài.
Bước 3: Nâng 2 tay khỏi đầu, lòng bày tay hướng ra và kết hợp với việc hít thở nhịp nhàng.
Bước 4: Áp sát 2 tay vào tai và ngửa người về phía sau hết mức có thể.
Bước 5: Nâng cao thân và khung chậu, uốn người về phía trước và thở ra.
Bước 6: Tiếp tục uốn người sao cho bàn tay và trán chạm vào mặt sàn.
Bước 7: Giãn cơ bằng cách duỗi thẳng tay về phía sau cho đến khi chạm vào gót chân.
Bước 8: Giữ nguyên tư thế và nín thở.
Bước 9: Từ từ thở ra và trở về tư thế ban đầu.
Các bài tập trên đều được khuyến khích cho người bệnh hen suyễn bởi sự hiệu quả và đơn giản. Vì vậy, bệnh nhân nên luyện tập các bài tập này thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh.