Khi bị viêm phế quản, trẻ cần được chăm sóc cẩn thận để nhanh chóng bình phục. Bởi vậy, các bậc phụ huynh khi thấy con xuất hiện các dấu hiệu của bệnh cần chú ý:
- Giữ ấm cho thể cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm nước ấm để tránh tình trạng mất nước ở trẻ bị bệnh.
- Vệ sinh tai, mũi, họng bằng nước muối sinh lý. Vệ sinh tay chân sạch sẽ hàng ngày, tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh.
- Khi trẻ sốt trên 37 độ C cần được chườm khăn ướt (nước ấm) để hạ nhiệt. Nếu nhiệt độ độ cao hơn 38 độ C nên liên hệ với bác sĩ để được kê đơn hạ sốt nhanh chóng, kịp thời.
Ngoài ra, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh khi không có sự cho phép của bác sĩ.
Điều trị viêm phế quản ở trẻ em bằng việc sử dụng thuốc tuy mang lại hiệu quả cao, tức thời tuy nhiên không nên lạm dụng. Bởi vậy, phụ huynh cần tìm đến bác sĩ để xin lời khuyên và cho uống thuốc đúng theo phác đồ điều trị viêm phế quản ở trẻ em:
- Trẻ viêm phế quản do vi khuẩn: Uống thuốc kháng sinh theo kê đơn.
- Trẻ viêm phế quản do virus: Trong trường hợp này, thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Cách tốt nhất là phụ huynh cần chú ý chăm sóc và giúp trẻ giảm các triệu chứng bệnh bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.
- Trẻ bị sốt, đau cổ họng: Uống thuốc hạ sốt chứa thành phần acetaminophen hoặc ibuprofen. Tùy theo cân nặng, độ tuổi của trẻ để sử dụng liều lượng phù hợp. Nên lưu ý không cho trẻ sử dụng thuốc có chứa aspirin.
- Trẻ bị ho nhiều: Phụ huynh có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để cho trẻ uống thuốc phù hợp. Trong đó, cortisone(dexamethasone) hoặc thuốc làm loãng đờm N-acetylcystein thường khá phổ biến.
- Trẻ bị hen suyễn: Sử dụng thuốc giãn phế quản hoặc corticosteroid. Các loại này có tác dụng làm giảm tình trạng viêm, từ đó giúp đường thở được mở rộng, giảm thiểu triệu chứng khó thở ở trẻ nhỏ.
* Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng mật ong
Trong dân gian, mọi người thường sử dụng nước ấm pha mật ong để điều trị viêm phế quản trẻ em. Trong mật ong có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, tăng khả năng miễn dịch và làm dịu cơn ngứa trong cổ họng.
Tuy nhiên, cách chữa viêm phế quản ở trẻ em này chỉ nên áp dụng cho bé từ 1 tuổi trở lên. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để phòng trường hợp xảy ra dị ứng hoặc nguy hiểm hơn là ngộ độc.
3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phế quản
Khi điều trị viêm phế quản ở trẻ em các bậc phụ huynh cần áp dụng đó chính là đảm bảo chế độ dinh dưỡng. Một cơ thể khỏe mạnh có sức đề kháng tốt sẽ nhanh chóng đẩy lùi các tác nhân gây bệnh và giúp trẻ sớm bình phục.
- Thêm các món ăn được làm từ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ như đậu phụ, trứng gà… vào khẩu phần hàng cho trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều sữa cũng như các chế phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp.
- Bổ sung sữa chua, váng sữa… để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Rau xanh, trái cây tươi có nhiều thành phần vitamin A, C, E… như dâu tây, bông cải xanh, cà rốt, rau chân vịt... Các loại thực phẩm này không chỉ tăng cường chức năng của hệ miễn dịch mà còn có tác dụng giảm tình trạng viêm, sưng ở phế quản.
- Cho trẻ uống nhiều nước như nước ấm, nước trái cây ép tự nhiên để đào thải độc tố, chất cặn bã trong cơ thể. Nó cũng có tác dụng làm giảm tình trạng khô cổ họng, viêm và hạ sốt cho trẻ.
- Chia các buổi ăn trong ngày thành từng buổi nhỏ. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều gây mệt mỏi, nôn ói.
- Nếu trẻ khó tiêu và mệt mỏi, nhác ăn, các bậc phụ huynh có thể bổ sử dụng các loại thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp, bột, canh… Cách này sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa và vẫn đảm bảo được đủ dinh dưỡng.
- Giảm khẩu phần ăn hàng ngày với các món chiên, xào nhiều dầu mỡ, đặc biệt là đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, thịt rán…
- Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều chất béo. Bởi chúng sẽ làm tăng các triệu chứng của bệnh như khó thở.
- Giảm lượng muối khi chế biến thức ăn. Điều này là do khi cơ thể thừa muối sẽ dẫn đến hiện tượng tích nước. Điều này khiến các mô phế quản bị ứ đọng nước, tăng lượng chất nhầy, gây cản trở việc hô hấp ở đường ống khí.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường, bánh kẹo ngọt hay đồ uống có gas
- Kiêng đồ cay nóng. Bởi chúng sẽ làm kích thích niêm mạc phế quản, khiến trẻ ho nhiều và dữ dội hơn.
- Hạn chế ăn hoa quả, trái cây có vị chua, chát như táo, mận. Bởi chúng sẽ khiến đờm, chất nhầy lâu bong.
Khi bị viêm phế quản, trẻ thường bị khó thở và khi thở sẽ nghe thấy tiếng khò khè. Nguyên nhân của việc này là do các vi khuẩn sinh sôi và tấn công cuống phổi, làm cho phế quản bị sưng và tắc nghẽn dịch. Đây cũng là lý do tại sao các dấu hiệu như ho, sổ mũi, ngạt mũi, khó thở thường gắn liền với viêm phế quản.
Để giúp trẻ làm dịu cảm giác khó thở, cha mẹ nên chú ý vệ sinh cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Dùng nước này để rửa mũi và súc miệng để làm lỏng dịch nhầy và xì ra ngoài đúng cách.
Trên đây là các cách chữa viêm phế quản ở trẻ em. Hi vọng với những hướng dẫn này các bậc phụ huynh sẽ nắm được cách chăm sóc và điều trị viêm phế quản, giúp con nhanh chóng bình phục.
Lưu ý khi tắm cho trẻ viêm phế quản
Trẻ dù bị viêm phế quản nhưng vẫn cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Bởi nếu không tắm rửa sẽ giúp vi khuẩn có cơ hội phát triển, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Do đó, khi tắm cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Cho trẻ tắm trong phòng, không gian kín, không có gió thổi
- Vào những ngày thời tiết lạnh giá, cha mẹ nên sử dụng đèn sưởi khi tắm để bé cảm thấy dễ chịu hơn và hạn chế bị cảm lạnh, run người
- Chuẩn bị nước ấm đầy đủ, không cho trẻ tắm bằng nước lạnh
- Tắm đến đâu cởi quần áo đến đó.
- Thao tác tắm nhanh gọn, không nên tắm quá lâu
- Khi trẻ ra ngoài, cần chú ý vệ sinh vùng kín và chân tay bằng nước ấm
- Sau khi tắm xong, dùng khăn sạch lau khô người cho trẻ, tránh để nước bốc hơi gây cảm lạnh