Viêm phế quản cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm phế quản cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm phế quản cấp tính thường kéo dài trong khoảng 10 ngày nhưng cơn ho có thể kéo dài đến vài tuần sau đó.

Viêm phế quản cấp (viêm phế quản cấp tính) thường là do nhiễm trùng đường hô hấp trên, là bệnh gây ra bởi các loại vi rút như parainfluenza, rhinovirus, vi rút hợp bào hô hấp, vi rút cúm A, B hoặc metapneumovirus trên cơ thể người.

1. Viêm phế quản cấp tính là gì?

Các ống phế quản có nhiệm vụ cung cấp không khí từ khí quản vào phổi. Khi các ống phế quản này bị viêm, chất nhầy sẽ bị tích tụ lại. Tình trạng này được gọi là viêm phế quản và có thể gây ra nhiều triệu chứng như: khó thở, ho nhiều và sốt.

Viêm phế quản có thể là mãn tính hoặc cấp tính. Trong đó, viêm phế quản cấp tình thường chỉ kéo dài trong khoảng 10 ngày nhưng cơn ho có thể vẫn diễn ra trong vài tuần tiếp theo.

Viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài lên đến vài tuần và thường xuyên bị tái phát. Tình trạng này thường phổ biến ở những người bị hen suyễn hoặc khí phế thũng.

Viêm phế quản cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 1.

Viêm phế quản cấp tính thường kéo dài trong khoảng 10 ngày - Ảnh: healthgrades

2. Các triệu chứng viêm phế quản cấp

Các triệu chứng viêm phế quản cấp ban đầu thường tương tự như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Dần về sau, viêm phế quản cấp sẽ có nhiều triệu chứng điển hình như sau:

2.1. Các triệu chứng điển hình

Các triệu chứng điển hình của viêm phế quản cấp có thể bao gồm:

- Sổ mũi

- Viêm họng

- Mệt mỏi

- Hắt xì

- Thở khò khè

- Dễ cảm thấy lạnh

- Đau lưng và cơ

- Sốt từ 37,7 độ C đến 38 độ C

Sau khi bị viêm phế quản cấp, người bệnh có thể bị ho. Ban đầu, cơn ho có thể chỉ là ho khan, nhưng sau đó sẽ có nhiều đờm. Ho có đờm là triệu chứng phổ biến nhất của viêm phế quản cấp tính và có thể kéo dài từ 10 ngày đến 3 tuần.

Một triệu chứng khác có thể nhận thấy là sự thay đổi màu sắc của dịch đờn, từ trắng sang xanh lá cây hoặc vàng. Điều này không phải là cách phân biệt được nhiễm trùng ở phế quản là do vi rút hoặc vi khuẩn. Nó chỉ có nghĩa là hệ thống miễn dịch trong cơ thể người bệnh đang hoạt động tốt.

Viêm phế quản cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 2.

Các triệu chứng viêm phế quản cấp ban đầu thường tương tự như cảm lạnh hoặc cảm cúm - Ảnh: everydayhealth

Đọc thêm:

Viêm phế quản mãn tính là gì? 7 điều cần biết về viêm phế quản mãn tính

Tổng quan về viêm phế quản ở người cao tuổi giai đoạn cấp tính

2.2. Các triệu chứng khẩn cấp

Dưới đây là các triệu chứng khẩn cấp của tình trạng viêm phế quản, hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu có một trong những triệu chứng sau đây:

- Giảm cân không rõ nguyên do

- Tiếng ho rất nặng

- Khó thở

- Tức ngực

- Sốt cao từ 38 độ C trở lên

- Ho nặng kéo dài hơn 10 ngày

3. Chẩn đoán viêm phế quản cấp

Trong nhiều trường hợp, viêm phế quản cấp tính sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn ho nhiều, hãy gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Viêm phế quản cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 3.

Để chẩn đoán viêm phế quản cấp, bác sĩ sẽ nghe phổi khi người bệnh thở để kiểm tra các triệu chứng - Ảnh: medicalnewstoday

Để chẩn đoán viêm phế quản cấp, bác sĩ sẽ nghe phổi khi người bệnh thở để kiểm tra các triệu chứng như thở có khò khè hay không. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tần suất nhưng cơn ho, liệu ho có đờm hay không. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử cảm lạnh hoặc cảm cúm gần đây hoặc người bệnh có đang gặp các vấn đề về hô hấp khác hay không.

Nếu sau khi thăm khám, bác sĩ vẫn chưa thể chấn đoán chính xác, họ sẽ có thể chỉ định chụp X-quang phổi. Kết quả chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ nhận định được người bệnh có bị viêm phổi hay không. Cuối cùng, nếu bác sẽ cho rằng bệnh nhân có thể mắc bệnh khác, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để xác định chắc chắn hơn.

4. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của viêm phế quản cấp

Có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra viêm phế quản cấp cũng như các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

4.1. Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp

Nguyên nhân của viêm phế quản cấp tính bao gồm nhiễm vi rút và vi khuẩn, do các yếu tố môi trường hoặc do các bệnh khác gây nên.

Nhiễm vi rút: Vi rút gây ra 85 – 95% các trường hợp viêm phế quản cấp ở người lớn. Cùng một loại vi rút gây ra cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm có thể gây ra bệnh viêm phế quản cấp tính.

Nhiễm vi khuẩn: Trong một số ít trường hợp, viêm phế quản do vi khuẩn có thể tiến triển sau khi viêm phế quản do bị nhiễm vi rút.

Chất kích ứng: Người bệnh hít phải một số loại chất kích thích như khói bụi, khói, hóa chất có thể gây nên tình trạng viêm khí quản và viêm ống phế quản. Điều này có thể gây nên tình trạng viêm phế quản cấp tính.

Hít phải chất kích thích như khói, khói bụi hoặc khói hóa chất có thể gây viêm khí quản và ống phế quản của bạn. Điều này có thể dẫn đến viêm phế quản cấp tính.

Các tình trạng khác ở phổi: Những người bị viêm phế quản mãn tính hoặc hen suyễn có nguy cơ cao mắc viêm phế quản cấp tính. Ở những trường hợp này, viêm phế quản cấp không có khả năng lây nhiễm bởi nó không phải do nhiễm trùng gây ra.

Viêm phế quản cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 4.

Nguyên nhân của viêm phế quản cấp tính bao gồm nhiễm vi rút và vi khuẩn - Ảnh: lawrenceville

4.2. Các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản cấp

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản cấp tính bao gồm:

- Hít phải khói thuốc lá, kể cả khói thuốc thụ động

- Hệ thống miễn dịch suy yếu

- Trào ngược dạ dày

- Tiếp xúc thường xuyên với các chất gây kích ứng, chẳng hạn như khói bụi hoặc hóa chất

- Chưa tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, viêm phổi và ho gà

- Người trên 50 tuổi

5. Phân biệt viêm phế quản cấp tính và viêm phổi

Cả viêm phế quản cấp và viêm phổi đều là những căn bệnh nhiễm trùng ở phổi. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai tình trạng này chính là nguyên nhân và tầm ảnh hưởng của mỗi loại đến phổi.

Nguyên nhân: Viêm phế quản thường do vi rút gây ra, nhưng cũng có thể do vi khuẩn hoặc chất kích thích. Tuy nhiên, viêm phổi thường do vi khuẩn gây ra, nhưng cũng có thể do vi rút hoặc vi trùng.

Vị trí ảnh hưởng: Viêm phế quản gây viêm trong ống phế quản, đây là những ống nối với khí quản để đưa không khí vào phổi. Chúng phân nhánh thành các ống nhỏ hơn gọi là tiểu phế quản. Mặt khác, viêm phổi gây viêm phế nang - đây là những túi nhỏ ở cuối tiểu phế quản.

Bởi nguyên nhân và vị trí ảnh hưởng khác nhau nên cách điều trị của hai tình trạng này cũng khác nhau. Do đó, bác sĩ cũng sẽ phải cẩn thận để đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị chính xác.

Viêm phế quản cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 5.

Viêm phế quản cấp tính có lây lan - Ảnh: medicalnewstoday

Đọc thêm: 5 triệu chứng viêm phế quản cấp tính cần lưu ý vì dễ nhầm lẫn

6. Bệnh viêm phế quản cấp có lây không?

Câu trả lời là có, viêm phế quản cấp tính có lây lan. Điều này là do nó gây ra bởi một loại nhiễm trùng ngắn hạn có thể lây lan từ người này sang người khác. Việc lây lan có thể thông quá các giọt bắn khi người bệnh ho, trò chuyện hoặc hắt hơi.

Tuy nhiên, viêm phế quản mãn tính lại không lây. Bởi viêm phế quản mãn tính được gây ra bởi tình trạng viêm lâu ngày, thường là do các chất kích thích như khói thuốc lá. Tình trạng viêm này không thể lây sang người khác.

7. Điều trị viêm phế quản cấp

Trừ khi các triệu chứng của người bệnh quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ không chỉ định gì nhiều để điều trị viêm phế quản cấp tính. Trong hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp, việc điều trị chủ yếu là do người bệnh tự chăm sóc tại nhà.

Viêm phế quản cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 6.

Bác sĩ thường không chỉ định gì nhiều để điều trị viêm phế quản cấp tính - Ảnh: medicalnewstoday

7.1. Mẹo chăm sóc tại nhà

Các bước dưới đây sẽ giúp giảm các triệu chứng của viêm phế quản cấp:

- Uống thuốc chống viêm không steroid OTC, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen, có thể giúp người bệnh dịu cơn đau họng.

- Dùng máy tạo độ ẩm để tăng cường độ ẩm trong không khí. Điều này sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và ngực, giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.

- Uống nhiều nước lọc hoặc trà pha loãng để làm loãng đờm và chất nhầy. Điều này sẽ giúp người bệnh dễ dàng ho ra hoặc xì chất nhầy ra khỏi mũi.

- Người bệnh có thể dùng thêm trà gừng nóng. Chất chống viêm tự nhiên tự nhiên có trong gừng có thể làm dịu các ống phế quản bị kích thích hoặc bị viêm.

Những mẹo này có thể giúp người bệnh giảm bớt hầu hết các triệu chứng thông thường của viêm phế quản cấp. Tuy nhiên, nếu cảm thấy thở khò khè hoặc khó thở nặng, hãy trao đổi với bác sĩ để được kê đơn thuốc dạng hít giúp giãn khí quản.

7.2. Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Khi cảm thấy mệt vì các triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp, hầu hết người bệnh đều hi vọng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho họ. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh thực sự không được khuyến cáo cho người bị viêm phế quản cấp. Bởi hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp là do vi rút gây nên và thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với vi rút.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ nhận định người bệnh viêm phế quản cấp tính và có nguy cơ cao bị viêm phổi, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để ngăn chặn tình trạng viêm phổi xảy ra.

Viêm phế quản cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 7.

Trẻ em có nhiều khả năng bị viêm phế quản cấp tính cao hơn so với người lớn - Ảnh: verywellhealth

8. Viêm phế quản cấp ở trẻ em

Trẻ em có nhiều khả năng bị viêm phế quản cấp tính cao hơn so với người lớn. Điều này là do các yếu tố nguy cơ gây bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em, chẳng hạn như:

- Dễ tiếp xúc với vi rút ở các sân chơi công cộng hoặc trường học

- Do hen suyễn

- Do viêm xoang mãn tính

- Do hít bụi bẩn nhiều

Các triệu chứng của viêm phế quản cấp ở trẻ em khá giống ở người lớn. Vì vậy, phương pháp điều trị cũng tương tự như đối với người lớn. Trẻ nên được uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều hơn. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, hãy tuyệt đối tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

9. Phòng ngừa viêm phế quản cấp tính

Thật không may, không có cách nào để phòng ngừa hoàn toàn căn bệnh viêm phế quản cấp bởi nó có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện một số điều dưới đây:

- Đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc

- Tránh tiếp xúc quá thân mật với những người đang bị viêm phế quản

- Tránh dùng chung đồ dùng hoặc kính đeo mắt

- Rửa tay thường xuyên, nhất là trong mùa lạnh

- Ngừng hút thuốc lá hoặc tránh khói thuốc

- Ăn uống một chế độ ăn lành mạnh và đa dạng chất để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh

- Tiêm phòng vắc xin cúm, ho gà

- Hạn chế tiếp xúc với các chất kích ứng như khói hóa chất, bụi mịn và các chất ở môi trường ô nhiễm. Khi đi ra ngoài, tốt nhất hãy đeo khẩu trang.

- Đối với người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc lớn tuổi, nên cố gắng tránh bị viêm phế quản cấp. Bởi đối tượng này có thể gặp các biến chứng của viêm phế quản cấp như viêm phổi hoặc suy hô hấp cấp.

Nguồn dịch: https://www.healthline.com/health/bronchitis#prevention


Tác giả: Tiểu Quyên