Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có những thay đổi về nội tiết tố cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể vì thế rất dễ chịu tác động của các tác nhân bên ngoài. Viêm phế quản khi mang thai có xu hướng phát triển nhanh và dễ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên mẹ bầu có thể hạn chế các tác nhân gây viêm phế quản khi nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh.
Có đến 8/10 các trường hợp viêm phế quản là do virus vì thế có thể hiểu tác nhân virus là tác nhân chính gây bệnh viêm phế quản. Các loại virus gây bệnh viêm phế quản cũng chính là loại virus gây ra cúm và cảm lạnh, đó có thể là coronaviruses, virus parainfluenza hoặc rhinovirus.
Đây đều là những loại virus khiến người bệnh mắc trực tiếp bệnh viêm phế quản hoặc mắc bệnh viêm phế quản do cảm lạnh và cúm khi sự tích tụ chất nhầy do cảm lạnh, cúm hoặc hen suyễn cũng có thể dẫn tới viêm phế quản.
Các chất nhầy tích tụ ở mũi khi người bệnh bị cảm, cúm chứa vi khuẩn Streptococcus hoặc Pneumococcus, virus cúm hoặc Parainfluenza... là những tác nhân gây viêm phế quản khi mang thai phổ biến nhất. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản khi mang thai cũng có thể do virus Adenovirus hoặc các nguyên nhân khác là do ô nhiễm môi trường khói bụi, tiếp xúc với khói thuốc lá.
Một số nguyên nhân ít gặp hơn là trực khuẩn Hemophilus và bào tử nấm tấn công sức khỏe người bệnh. Trong nhiều trường hợp bà bầu sẽ gặp khó khăn trong điều trị bệnh viêm phế quản do việc không thể áp dụng thuốc kháng virus hoặc kháng sinh điển hình cho những trường hợp viêm cấp tính nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Trong một số trường hợp, vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân viêm phế quản khi mang thai. Bà bầu tiếp xúc với người bị viêm phế quản sẽ có nguy cơ nhiễm phải virus hoặc vi khuẩn lây truyền qua không khí, do người bệnh viêm phế quản ho hoặc hắt hơi hay qua các dịch hô hấp như nước bọt, đờm, từ đó ổ bệnh dễ hình thành và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Các chất kích thích hô hấp cũng là nguyên nhân chính gây viêm phế quản khi mang thai bên cạnh virus và vi khuẩn. Một số chất thông thường như khói từ thuốc lá, khói hóa chất, không khí ô nhiễm và các hạt bụi có thể gây ra viêm phế quản.
Hít thở phải những chất độc hại trong khi mang thai cũng sẽ làm nặng thêm tình trạng viêm hiện có và nhiều trường hợp có thể dẫn đến viêm phế quản mãn tính. Trong trường hợp người mẹ bị viêm phế quản khi mang thai nặng có thể khiến thai nhi nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh lý về hô hấp.
Theo các nghiên cứu khoa học chỉ ra, người tiếp xúc lâu với các loại hóa chất như amoniac, axit mạnh, clo và những chất độc hại khác có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn nhiều lần so với những người không tiếp xúc.
Vì thế, khi mang thai mẹ cần tránh tối đa việc tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại. Tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại cũng có thể khiến mẹ bầu và thai nhi mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác gây dị tật thai nhi, suy yếu sức khỏe thai nhi.
Viêm phế quản khi mang thai là một căn bệnh nguy hiểm, mẹ cần hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Tập thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để có được sức khỏe tốt và phòng bệnh hiệu quả.