Viêm phế quản là bệnh lý viêm ở đường hô hấp. Nếu điều trị không đúng cách vi khuẩn, virus sẽ lây lan xuống các phế nang hô hấp gây nên biến chứng viêm phổi.
Có 4 nhóm khác nhau có thể gây viêm phế quản biến chứng viêm phổi:
- Vi khuẩn gây bệnh tại phổi: Streptococcus, Chlamydophila, Legionella.
- Virus: hay còn gọi virus đường hô hấp.
- Mycoplasma: là một vi khuẩn gây bệnh viêm phổi không điển hình.
- Nấm: hiếm gặp, xảy ra khi bạn tiếp xúc hoặc hít một lượng lớn nấm.
Khi đã bị viêm phế quản, để tránh biến chứng viêm phổi cần điều trị nguyên nhân càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, nhận biết được các triệu chứng viêm phế quản sớm, điều trị sớm giảm nguy cơ biến chứng viêm phổi. Các dấu hiệu viêm phế quản thường gặp: chảy mũi, đau họng, hắt hì, sốt từ 37,7 - 38oC, cảm thấy mệt mỏi, đau cơ.
- Rửa tay thường xuyên: cách tốt nhất bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh là rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch. Nên rửa tay dưới vòi nước khoảng 20 giây, sau đó rửa sạch lại với nước và lau khô.
- Ngưng thuốc lá: hút thuốc lá làm tổn thường nhu mô phổi, khiến nhu mô phổi kém đề kháng với các vi khuẩn gây bệnh. Do đó, viêm phế quản biến chứng viêm phổi dễ dàng xuất hiện và trầm trọng hơn.
- Hạn chế rượu, bia: khi nghiện rượu cơ thể sẽ bị suy giảm sức đề kháng và khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ khuyên ở phụ nữ nên uống 1 ly bia mỗi ngày, nam giới từ 1-2 ly mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên: tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, mỗi tuần ít nhất 5 ngày và không nghỉ quá 2 ngày liên tiếp.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây
- Hạn chế stress
- Ngủ đủ giấc
Phân biệt viêm phế quản, viêm phế quản biến chứng viêm phổi là rất quan trọng. Vì viêm phổi là bệnh lý nặng có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Viêm phế quản thường xuất hiện đi kèm với các triệu chứng cảm cúm. Các triệu chứng bao gồm:
- Ho khan, ho có đàm, đàm màu vàng, xanh hoặc có lẫn ít máu.
- Cảm giác sốt, ớn lạnh
- Cảm thấy căng tức ngực hoặc đau ngực, tăng khi ho
- Luôn thấy mệt mỏi, uể oải, mất sức.
Các triệu chứng viêm phế quản cấp tính thường nặng hơn viêm phế quản mạn tính nhưng lại nhanh khỏi hơn. Viêm phế quản mạn tính triệu chứng thường kéo dài vài tháng, thậm chí nhiều năm.
Các triệu chứng viêm phế quản và biến chứng viêm phổi do viêm phế quản thường giống nhau và khá khó phân biệt. Viêm phế quản biến chứng viêm phổi triệu chứng thường dày hơn và nặng hơn.
Dưới đây là các dấu hiệu viêm phế quản biến chứng viêm phổi chỉ có trường hợp này mới có, viêm phế quản đơn thuần không xuất hiện. Khi có các dấu hiệu này bạn cần đến ngay phòng cấp cứu để được điều trị kịp thời:
- Khó thở dữ dội, khó thở phải ngồi, nói từng từ, tím tái
- Cám giác đau ngực dữ dội, giống như có người đấm vào ngực
- Ho ra máu lượng nhiều
- Tím môi hoặc tím các đầu ngón tay.
Tất cả các bệnh nhân viêm phế quản đều có nguy cơ biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên sẽ có một nhóm đối tượng có nguy cơ viêm phế quản biến chứng viêm phổi cao hơn. Đó là những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm:
- Trẻ em dưới 2 tuổi hoặc người già trên 65 tuổi
- Có tiền căn đột quỵ
- Tiền căn khó nuốt
- Bệnh nhân liệt hoặc nằm 1 chỗ
- Đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
- Đã từng hoặc đang sử dụng các thuốc điều trị ung thư
- Hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích trái phép
- Nghiện rượu
Viêm phế quản biến chứng viêm phổi thường do nguyên nhân vi khuẩn nhưng điều trị sai cách. Nhưng phần lớn các bệnh nhân viêm phế quản biến chứng viêm phổi đều đáp ứng tốt với kháng sinh và hồi phục hoàn toàn. Những bệnh nhân viêm phế quản biến chứng viêm phổi nặng cần nằm bệnh viện, điều trị bao gồm: kháng sinh truyền tĩnh mạch, thở oxy, thuốc hỗ trợ hô hấp.
Viêm phổi là bệnh nặng, diễn tiến nhanh và có nhiều biến chứng đe dọa tính mạng như suy hô hấp, nhiễm trùng huyết,.. Cần gặp bác sĩ ngay nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu viêm phế quản biến chứng viêm phổi.
Nguồn: https://www.healthline.com/health/can-bronchitis-turn-into-pneumonia#outlook