Kỹ thuật xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản

Kỹ thuật xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản
Xét nghiệm máu hay xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm cơ bản ở bệnh nhân viêm phế quản. Xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản cũng là điều vô cùng cần thiết.

1. Xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản có cần thiết?

Xét nghiệm máu hay còn gọi là xét nghiệm huyết học là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu của người bệnh để đo hàm lượng một số chất nhất định cũng như chẩn đoán xem người bệnh mắc viêm phế quản do vi khuẩn hay do virus. Xét nghiệm máu không phải là một xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán viêm phế quản nhưng xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản có thể được coi là một xét nghiệm cần thiết.

Một số xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản phổ biến nhất là:

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) để xác định được bệnh nhân mắc viêm phế quản do vi khuẩn hay do virus và xác định những bất thường về số lượng hồng cầu, tiểu cầu,... để có phương án điều trị phù hợp.

Xét nghiệm sinh hóa máu giúp chẩn đoán các bệnh lý đi kèm nếu có.

Kỹ thuật xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản - Ảnh 2.

Thực hiện xét nghiệm các men trong máu để đánh giá chức năng gan, thận - Ảnh minh họa

Xét nghiệm các men trong máu để đánh giá chức năng gan, thận. Dựa vào chức năng gan thận của người bệnh để các Bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.

2. Các xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản

Xét nghiệm công thức máu toàn phần là một xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản, đây được xem là một xét nghiệm tổng quát cũng là một xét nghiệm phổ biến nhất. Xét nghiệm này không chỉ giúp kiểm tra sức khỏe định kỳ mà còn giúp chẩn đoán viêm phế quản do nguyên nhân vi khuẩn hay nguyên nhân virus. Kết quả xét nghiệm máu toàn phần sẽ bao gồm các chỉ số quan trọng sau:

Số lượng hồng cầu: Hồng cầu mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể, những bệnh nhân có viêm phế quản trên nền người bệnh có số lượng hồng cầu thấp sẽ có nguy cơ khó thở nhiều hơn.

Số lượng tế bào bạch cầu: Bạch cầu là thành phần vô cùng quan trọng của hệ thống miễn dịch, chúng giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh, chính vì thế những bệnh nhân viêm phế quản do vi khuẩn gây ra sẽ có hàm lượng bạch cầu trong máu tăng cao.

Số lượng tế bào tiểu cầu: Tiểu cầu là các mảnh tế bào máu giúp đông máu giúp quá trình đông máu được diễn ra dễ dàng hơn.

Hemoglobin: Hemoglobin là một loại protein giàu sắt trong các tế bào hồng cầu mang oxy.

Hematocrit: là thước đo lượng hồng cầu trong máu của bạn.

Kỹ thuật xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản - Ảnh 3.

Hồng cầu trong máu - Ảnh minh họa

Trước khi tiến hành làm xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số điều như:

Tránh ăn uống trừ nước lọc trong tối đa 12h trước khi tiến hành xét nghiệm máu.

Ngừng dùng một loại thuốc nhất định để kết quả xét nghiệm máu được chính xác.

3. Những điều lưu ý khi xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản

Xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản là phương pháp rất phổ biến trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản. Ngay khi bệnh nhân vào viện điều trị viêm phế quản hay sau khi điều trị được một thời gian các Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản cũng như đánh giá hiệu quả điều trị như thế nào.

Xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản các Bác sĩ hay các Kỹ thuật viên xét nghiệm chỉ cần lấy một lượng máu nhỏ do đó bệnh nhân thường không cảm thấy bất kỳ sự khó chịu nào. Một số bệnh nhân khi thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản sẽ thấy có cảm giác chóng mặt trong và sau khi làm xét nghiệm.

Sau khi lấy máu làm xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm phế quản, bệnh nhân có thể thấy xuất hiện một vết bầm nhỏ nơi kim tiêm đâm vào, vết bầm này có thể gây đau đớn, nhưng thường vô hại và mờ đi sau vài ngày.

Để xác định xem bệnh nhân sẽ thực hiện những kỹ thuật xét nghiệm máu nào, các Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khám tổng quát cũng như kiểm tra sức khỏe của người bệnh để dựa vào đó xác định những xét nghiệm cần làm.


Tác giả: Phạm Thị Mai