Tăng Clo máu và những điều cần biết

Tăng Clo máu và những điều cần biết
Clo là một chất điện giải trong cơ thể nên cần được duy trì ở nồng độ ổn định. Tăng Clo máu là tình trạng nồng độ Clo trong máu tăng lên bất thường, khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

1. Tăng Clo máu là gì?

Tăng Clo máu là tình trạng nồng độ Clo trong huyết thanh tăng cao hơn mức bình thường, gây ra rối loạn chất điện giải.

Tăng clo máu kéo dài sẽ gây ra nhiều triệu chứng như sưng và phù nề, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, yếu cơ, tê hoặc ngứa da, thay đổi tâm trạng, khó tập trung, trí nhớ kém,... Nếu tình trạng tăng Clo máu nghiêm trọng, kéo dài, không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến suy tim, đột quỵ.

2. Nguyên nhân

- Cơ thể mất nước do gặp vấn đề về đường tiêu hóa như nôn hoặc tiêu chảy nghiêm trọng, do sốt cao hoặc vận động và tập luyện quá sức gây đổ mồ hôi, không cung cấp đủ nước.

- Cơ thể mất nước do dùng thuốc đặc biệt là các thuốc tác động tới hormone, thuốc lợi tiểu và corticosteroid. Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ clorua bao gồm: Cortisone (được sử dụng để giảm đau và viêm), thuốc tăng nội tiết estrogen, thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen, Clorua amoni (được sử dụng để điều trị tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa),...

- Ăn quá nhiều muổi làm nồng độ natri trong máu tăng cao, kéo theo nồng độ clo trong máu tăng lên.

- Mắc bệnh đái tháo đường.

- Bị hội chứng Addison khiến cho các tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ hormone, chức năng thận bị suy giảm, việc lọc thải Clo gặp trục trặc.

- Gặp rối loạn trong ăn uống, gặp vấn đề trong hấp thu chất dinh dưỡng hoặc bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

3. Chẩn đoán

Xét nghiệm máu là cách đơn giản và nhanh chóng để đo nồng độ clo trong máu. Kết quả xét nghiệm sẽ cho bạn biết, lượng Clo trong máu của bạn là bình thường hay mất cân bằng. Kết quả này cũng sẽ giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn có các triệu chứng như yếu đuối, mệt mỏi liên tục hoặc mất nước , bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm đo nồng độ clo.

Nồng độ Clo có chịu tác động bởi một số yếu tố như nôn mửa, tiêu chảy, uống rượu, uống quá nhiều hoặc quá ít nước trước khi thực hiện xét nghiệm máu. Bạn cũng nên thông báo với bác sĩ bệnh lý bạn đang mắc phải và tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, kể cả vitami và chất bổ sung.

Đây là phương pháp chẩn đoán không đau và không có tác dụng phụ. Bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm ngay trong ngày. Nồng độ Clo trong máu bình thường là từ 96 đến 106 milliequivalents mỗi lít (MEq / L). Nếu cao hơn mức này là bạn đã bị tăng clo máu. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu chỉ số của bạn nằm ngoài mức an toàn để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục hiệu quả.

4. Điều trị

- Nếu tình trạng tăng clo máu không nghiêm trọng, bạn chỉ cần uống nhiều nước để cơ thể tăng đào thải clo. Tránh uống rượu, cà phê hoặc các thức uống có chứa chất kích thích.

- Nếu tăng clo máu gây ra các triệu chứng nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệu chứng trước. Đó có thể là thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành cân bằng lại mức clo bằng cách truyền dịch tĩnh mạch.

- Nếu tăng clo máu là do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác như đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thận,... thì cần điều trị các bệnh lý trước tiên.

- Giảm liều hoặc đổi thuốc nếu chúng là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng clo máu.

5. Phòng tránh

- Bổ sung thường xuyên và đầy đủ nước cho cơ thể, nhất là sau khi tập luyện thể thao bị đổ mồ hôi nhiều.

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các khoáng chất.

- Tìm hiểu kỹ các loại thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

- Với những nhóm người có nguy cơ cao như bệnh nhân đái tháo đường, bệnh gan hoặc thận, bệnh Addison thì cần theo dõi và duy trì nồng độ clo chặt chẽ.


Tác giả: Mai Nhung