Thỉnh thoảng cảm thấy nóng nực trong người là điều bình thường, nhất là khi ở trong môi trường nóng bức thời gian dài hoặc do ăn uống. Nhưng có một số điều kiện sức khỏe có thể khiến bạn cảm thấy nóng nhưng không sốt cần được điều trị y tế từ bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nghiêm trọng.
Sốt được hiểu là khi thân nhiệt đo được trên 37,5 độ C; trong đó sốt nhẹ được hiểu là nhiệt độ cơ thể từ 37,5 độ C đến dưới 38,5 độ C. Theo Health, có nhiều yếu tố về lối sống, môi trường và bệnh tật có thể khiến một người cảm thấy nóng nhưng không sốt.
Insulin là một loại hormone mà cơ thể tạo ra để chuyển đổi glucose (đường) từ thức ăn thành năng lượng. Với bệnh tiểu đường, cơ thể người bệnh không tạo ra đủ insulin hoặc không phản ứng đúng với insulin. Vì insulin không chuyển glucose thành năng lượng nên nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên.
Sốt được hiểu là khi thân nhiệt đo được trên 37,5 độ C (Ảnh: ST)
Đọc thêm:
- Bị sốt nhẹ kéo dài là dấu hiệu cảm lạnh hay ung thư?
- Ho có đờm nhưng không sốt, không ốm là do đâu?
Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây ra các biến chứng theo thời gian. Cuối cùng dẫn tới các biến chứng sức khỏe, trong đó có biến chứng tiểu đường về thần kinh và mạch máu. Tổn thương này có thể ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi theo cách khiến cơ thể người bệnh khó có thể tự làm mát, hạ nhiệt hiệu quả như người bình thường. Cảm giác nóng trong người nhưng không sốt có thể gặp ở cả bệnh nhân tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.
Cũng bởi vậy mà vào mùa hè, bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt lưu ý: Kiểm soát đường huyết chặt chẽ từ chế độ ăn uống, tránh để cơ thể mất nước, tuyệt đối không được bỏ bữa bởi điều này có thể sẽ khiến đường huyết bị hạ thấp, rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Cường giáp là một hội chứng xảy ra khi hormone tuyến giáp tăng tiết quá mức gây ra nhiều triệu chứng sức khỏe bao gồm: triệu chứng tim mạch (hồi hộp, tim đập nhanh), tiêu hóa )tiêu chảy kéo dài, sụt cân), mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, cáu kỉnh, run tay,..
Trong đó, chứng cường giáp có thể khiến người bệnh bị "sợ nóng" do mức chuyển hóa cơ bản cao, thân nhiệt của người bệnh cường giáp thường cao hơn bình thường, do vậy người bệnh thường không chịu được những nơi có nhiệt độ cao hay thời tiết nóng nực.
Phụ nữ mang thai có thể có thân nhiệt cao hơn người bình thường khoảng 0,5 độ C (tương đương với thân nhiệt trong khoảng từ 36,2 độ C - 37,2 độ C). Tình trạng tăng thân nhiệt ở phụ nữ mang thai (bốc hỏa khi mang thai) có thể gặp ở bất cứ giai đoạn tam cá nguyệt nào nhưng phổ biến nhất là 3 tháng đầu thai kỳ.
Phụ nữ mang thai có thể có thân nhiệt cao hơn người bình thường khoảng 0,5 độ C (Ảnh: ST)
Điều này được giải thích là do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, tuần hoàn máu tăng để cung cấp đủ oxy cho em bé và khiến các mạch máu giãn nở hơn so với bình thường; nhất là với các bà bầu mang thai mùa hè.
Thêm vào đó, cân nặng tăng lên trong quá trình mang thai làm giảm tỷ lệ diện tích bề mặt cơ thể so với khối lượng cơ thể, khiến bà bầu gặp khó khăn trong việc điều chỉnh, tự làm mát cơ thể.
Mãn kinh có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt dừng lại vĩnh viễn. Phụ nữ mãn kinh sẽ có nồng độ các hormone như estrogen và progesterone giảm xuống mức thấp. Khi estrogen xuống rất thấp, nó có thể gây ra các triệu chứng như bốc hỏa, là cảm giác nóng đột ngột ở các vùng cơ thể như mặt, ngực và cổ. Các cảm giác bốc hỏa này ngay lập tức được theo sau bởi tình trạng đổ mồ hôi, trung bình kéo dài khoảng 5 phút.
Tình trạng bốc hỏa ở giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh có thể đến rồi đi trong 6 tháng đến nhiều năm, từ vài lần một tuần tới nhiều lần một ngày, ở mọi thời điểm từ ban ngày tới ban đêm. Theo thời gian, cơn bốc hỏa sẽ giảm dần về tần suất và cường độ.
Đây là chứng bệnh khiến người mắc không có khả năng đổ mồ hôi một cách bình thường. Chứng này có thể ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận hoặc chỉ một vùng nhất định, do di truyền, tổn thương thần kinh, tắc ống dẫn mồ hôi hoặc chấn thương da.
Cảm giác nóng nhưng không sốt có nguy hiểm không? Ảnh: ST
Người mắc chứng giảm tiết mồ hôi gặp khó khăn trong việc tự điều hòa thân nhiệt, kém chịu đựng được nhiệt độ nóng bức và kèm theo mệt mỏi, buồn ngủ. Trong khi đó, việc đổ mồ hôi cho phép cơ thể bạn tự làm mát bằng cách loại bỏ nhiệt lượng dư thừa do quá trình trao đổi chất và cơ bắp tạo ra, tránh khiến cơ thể quá nóng.
Một số loại thuốc thông thường có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Trong thời gian sử dụng thuốc, sự nhạy cảm với nhiệt của cơ thể sẽ tăng lên, đặc biệt với những người trên 65 tuổi.
Các loại thuốc có thể ảnh hưởng tới thân nhiệt cần chú ý bao gồm: Thuốc kháng cholinerigc, thuốc serotonergic, thuốc cường giao cảm, thuốc gây mê, thuốc chống co giật, thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc lợi tiểu. Thay vì ngừng thuốc hoặc giảm liều, hãy nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp đối phó hoặc thay thế thuốc phù hợp.
Thời tiết quá nóng, quá ẩm gây áp lực cho cơ thể, nếu tiếp xúc trong thời gian dài với ánh nắng mặt trời có thể dẫn tới: Kiệt sức do nhiệt, say nắng, sốc nhiệt.
Trong đó, kiệt sức do nhiệt nếu không được can thiệp đúng cách và kịp thời có thể chuyển thành say nắng, sốc nhiệt và đe dọa tới tính mạng. Các triệu chứng lúc này bao gồm: Lú lẫn, ngất xỉu, da khô nóng hoặc đổi màu ửng đỏ khác với bình thường, thân nhiệt lên tới 40 độ C. Điều quan trọng là cần nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có các dấu hiệu như: Đổ mồ hôi nhiều hơn, da lạnh và ẩm ướt, buồn nôn hoặc nôn mửa, mệt mỏi hoặc yếu ớt, đau đầu, chóng mặt, chuột rút và yếu cơ.
Tập thể dục ngoài trời nắng trong thời gian dài hoặc tập thể dục quá sức có thể khiến thân nhiệt của người tập tăng lên trên mức bình thường. Tốt nhất cần ngừng tập ngay nếu phát hiện cơ thể đột nhiên tê yếu, ngất xỉu.
Tập thể dục quá sức có thể gây tăng thân nhiệt cùng nhiều triệu chứng tim mạch, hô hấp khác (Ảnh: ST)
Vào mùa hè, không nên tập thể dục ngoài trời ở những thời điểm có bức xạ nhiệt cao từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều đồng thời chú ý uống nhiều nước, vận động vừa sức sẽ giúp bạn tránh việc bị quá nóng khi tập.
Tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống như rượu bia, đồ uống chứa caffeine, thức ăn cay hoặc thực phẩm và đồ uống nóng cũng có thể khiến thân nhiệt tăng lên kèm theo vã mồ hôi nhiều hơn. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian ngắn thì tình trạng tăng thân nhiệt sẽ giảm dần rồi biến mất và nhiệt độ cơ thể trở về bình thường.
Đây là một dạng rối loạn tâm thần phổ biến, có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, khi rối loạn trở nên nghiêm trọng, xu hướng hơi thở dần có xu hướng nặng nề hơn kèm theo hoảng loạn, khó thở, nhịp tim nhanh, hoảng sợ như cái chết sắp xảy ra, chóng mặt hoặc ngất xỉu, đổ mồ hôi nhiều hơn.
Tất cả những phản ứng này của cơ thể đều có thể gây tăng thân nhiệt, cảm thấy nóng trong người tăng lên nhưng không phải do sốt. Lúc này, tốt hơn hết là bạn nên tìm kiếm một khu vực yên tĩnh, hít thở chậm sâu khoảng 10 lần bằng bụng tới khi các triệu chứng được cải thiện.
Tùy từng nguyên nhân khiến một người cảm thấy nóng trong người mà không phải do sốt là bệnh gì mà các biện pháp điều trị cũng sẽ có sự khác biệt (Ảnh: ST)
Tùy từng nguyên nhân khiến một người cảm thấy nóng trong người mà không phải do sốt là bệnh gì mà các biện pháp điều trị cũng sẽ có sự khác biệt. Chẳng hạn như dùng thuốc, thay đổi lối sống, thay đổi môi trường tập luyện, uống đủ nước,...
Nếu muốn giảm cơn nóng trong ngay lập tức, bạn có thể sử dụng các thiết bị làm mát như quạt, điều hòa; cởi bỏ bớt quần áo ngoài; uống nước lạnh; chườm mát cơ thể; đi tắm;... Nhưng cần thận trọng nếu cảm thấy nóng và vừa mới ở ngoài trời nóng về nhà. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ điều hòa hay tắm nước lạnh ngay lập tức có thể gây sốc nhiệt và đe dọa tới tính mạng.
Trong trường hợp tình trạng cảm thấy nóng nực bên trong tăng lên, kéo dài không giảm dù đã thử các biện pháp tại nhà thì hãy cân nhắc thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân của tình trạng này là gì. Bác sĩ sẽ chỉ định một vài xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán như: Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh nếu cần thiết.
Đôi khi, nếu cơ thể không thể tự làm mát một cách bình thường vào mùa hè, các tình trạng liên quan tới nhiệt có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và can thiệp đúng. Theo đó, các dấu hiệu cảnh báo bệnh liên quan tới nhiệt bao gồm: Thân nhiệt tăng trên 39 độ C, đau tức ngực, da ẩm ướt, đổ mồ hôi tăng lên, chóng mặt hoặc ngất xỉu, nhịp tim không đều, buồn nôn và nôn mửa. Lúc này, cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Nguồn dịch tham khảo:
1. Why do I feel hot but have no fever?
2. 7 Reasons You Might Always Feel Hot