Axit hữu cơ Taurin - Dưỡng chất không thể thiếu cho cơ thể

Axit hữu cơ Taurin - Dưỡng chất không thể thiếu cho cơ thể
Axit hữu cơ Taurin xuất hiện với nồng độ cao trong võng mạc, não bộ… Nó đóng vai trò then chốt và không thể thiếu đối với cơ thể con người.

Cái tên axit hữu cơ Taurin có lẽ còn khá xa lạ với nhiều người. Nhưng những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đã chứng minh tầm quan trọng không thể thiếu của chúng đối với sự phát triển khỏe mạnh của con người.

1. Taurin là gì?

Taurin thực chất là một dạng axit hữu cơ/axit amin. Nó không được biết đến nhiều nhưng thực tế qua những nghiên cứu khoa học, loại acid hữu cơ này rất cần thiết cho cơ thể con người và đặc biệt là trẻ nhỏ. Nó đóng vai trò không thể thiếu trong việc chuyển hóa dinh dưỡng phục vụ hoạt động sống của cơ thể.

Taurin là gì? Taurin là một loại axit đặc biệt. Chúng không kết hợp với các phân tử protein nhưng lại được tìm thấy ở trong não, tim, cơ xương, võng mạc mắt… ở nồng độ rất lớn. Bên cạnh đó, trong sữa mẹ cũng chứa hàm lượng không nhỏ axit hữu cơ Taurin.

2. Acid hữu cơ Taurin quan trọng như thế nào?

Theo các nghiên cứu khoa học, axit hữu cơ Taurin có khả năng kết hợp với flycin. Chúng trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, nồng độ Taurin ở các cơ quan quan trọng trong cơ thể là rất lớn. Bên cạnh đó, Taurin cũng là chất không thể thiếu, bảo vệ cơ thể chống lại các độc tính từ chất phóng xạ hay oxy hóa.

Không chỉ vậy, loại acid hữu cơ này còn được tìm thấy trong võng mạc mắt và ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực. Nó cũng đóng vai trò then chốt trong sự phát triển não bộ của con người và đặc biệt là trẻ nhỏ ngay từ khi chào đời.

2.1. Tác dụng của Taurin với trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, ngay từ khi chào đời các em đã cần một lượng axit Taurin lớn. Việc thiếu hụt loại acid hữu cơ này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng và làm giảm khả năng hấp thụ chất béo. Đồng thời hạn chế chức năng của gan và võng mạc.

Để khắc phục vấn đề này, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý và bổ sung Taurin từ các nguồn thực phẩm bên ngoài. Trong đó sữa công thức và sữa mẹ chính là nguồn cung cấp Taurin chính cho cơ thể của trẻ sơ sinh.

Đồng thời, bạn cần đảm bảo không cho trẻ sử dụng quá liều để xảy ra tình trạng dư thừa hay thiếu hụt. Điều này sẽ làm mất cân bằng và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa axit amin, đặc biệt là đối với cơ thể non yếu của các bé.

2.2. Đối với hệ thần kinh trung ương

Taurin không chi đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển mà còn bảo vệ hệ thần kinh chống chọi lại những tổn thương do các bệnh lý và stress. Không chỉ vậy, axit hữu cơ Taurin còn được chứng minh rằng có khả năng hoạt động như một chất dẫn truyền của hệ thần kinh.

2.3. Đối với thị giác

Như đã giới thiệu ở phần tổng quan, axit hữu cơ Taurin được phát hiện với hàm lượng lớn ở võng mạc, mống mắt, giác mạc, thể mi, thủy tinh thể và cả thấu kính. Thậm chí, hàm lượng của chúng còn nhiều hơn gấp 10 lần so với những loại acid hữu cơ khác. Điều này cũng đủ thấy được tầm quan trọng của Taurin ảnh hưởng như thế nào đối với thị lực.

Cụ thể, Taurin giống như 1 chất nội sinh. Không một hoạt chất nào có thể thay thế chúng bởi tác dụng làm chậm và ngăn chặn khả năng thoái hóa thần kinh võng mạc. Nếu thiếu hụt loại acid hữu cơ này, võng mạc sẽ dễ bị tổn thương và làm giảm khả năng thị lực.

2.4. Tác dụng của Taurin đối với phát triển trí não

Bên cạnh các tác dụng đối với thị lực, Taurin còn là chất không thể thiếu cho sự phát triển và ổn định của hệ thần kinh trung ương. Điều này được thể hiện ở nồng độ lớn Taurin có trong não bộ của con người.

Chúng tác động trực tiếp và thúc đẩy quá trình phát triển trí não. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc thiếu hụt axit hữu cơ Taurin có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như làm chậm quá trình phân hóa và di cư của tế bào trong tiểu não.

2.5. Bảo vệ cơ thể

Axit hữu cơ Taurin có tác dụng bảo vệ và ngăn chặn các độc hại từ chất phóng xạ tự sản sinh trong cơ thể hay từ bên ngoài môi trường. Các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm lên động vật để chứng minh tác dụng này của Taurin. Theo đó, họ bổ sung Taurin trong khẩu phần ăn của chuột bạch và nhận thấy chúng có khả năng hạn chế và phòng ngừa các tổn hại thần kinh não bộ.

2.6. Cơ xương

Có thể bạn không biết, xương rất cần acid hữu cơ Taurin. Nó đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì hệ cơ xương, cơ tim và bắp khỏe mạnh, bình thường.

Điều này đã được chứng trong một thí nghiệm của Đại học Heinrich Heine (Đức) vào năm 2004. Cụ thể, các nhà khoa học đã chỉ rằng, những con chuột khi bị thiếu acid hữu cơ Taurin do di truyền hoặc không được bổ sung đầy đủ sẽ có dấu hiệu suy giảm chức năng ở cơ tim và cả cơ xương.

3. Cách bổ sung Taurin cho cơ thể

Chúng ta có thể tìm thấy acid hữu cơ Taurin có trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật và hải sản. Bên cạnh đó, các loại hạt như óc chó, hạt điều và hạnh nhân lại hoàn toàn không có Taurin. Do đó, cách dễ dàng nhất để bổ sung loại chất này cho cơ thể chính là cân đối chế độ ăn uống hàng ngày với thịt, cá…

Bên cạnh đó, khi sử dụng axit amin Taurin, bạn cũng cần lưu ý các quy tắc sau đây:

- Liều lượng Taurin được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bổ sung mỗi ngày là dưới 3000mg.

- Taurin là dưỡng chất không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể bổ sung chúng một cách tùy tiện. Việc hàm lượng Taurin thừa hoặc thiếu cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chuyển hóa axit amin.

Axit hữu cơ Taurin mang đến hàng loạt tác dụng quan trọng. Chúng không chỉ tham gia vào quá trình chuyển hóa chất mà còn quyết định đến khả năng thị lực cũng như sự phát triển của hệ thần kinh, não bộ. Do đó, bạn và gia đình cần chú ý bổ sung loại chất cần thiết này cho bản thân và đặc biệt là trẻ nhỏ.


Tác giả: Lê Thọ Hưng