Kẽm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tăng trưởng phát triển. Bổ sung thêm kẽm đúng cách sẽ giúp cơ thể sản sinh ra protein và DNA, vật chất di truyền trong các tế bào, điều hòa nội tiết tố ở phụ nữ…
Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ gây nên tình trạng chậm lớn ở trẻ nhỏ, khiến bé quấy khóc, rụng tóc vành khăn, tiêu chảy, không có cảm giác ngon miệng khi ăn, khó tỉnh táo tập trung, các cơ quan sinh sản: buồng trứng, tinh hoàn không hoạt động bình thường. Tuy nhiên, những triệu chứng trên không hoàn toàn biểu hiện cho tình trạng thiếu kẽm mà có thể là dấu hiệu của các bệnh khác. Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lý.
Thực phẩm giàu kẽm phổ biến, rất dễ tìm kiếm trong đời sống hàng ngày bao gồm cá, thịt đỏ, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, chế phẩm từ sữa và hàu. Kẽm có trong các thực phẩm trên đều dễ dàng được hấp thu tiêu thụ và tạo nên lượng kẽm cần thiết cho cơ thể.
Một số nhóm người được chuyên gia khuyến cáo rằng sẽ gặp khó khăn hơn khi hấp thụ kẽm:
- Phụ nữ đang mang và mẹ đang cho con bú
- Những người bị suy dinh dưỡng
- Người sử dụng nhiều rượu, mắc bệnh nghiện rượu
- Trẻ em đang trong quá trình ăn sữa mẹ để phát triển
- Người có vấn đề với đường tiêu hóa
- Người mắc bệnh thận mãn tính.
Bổ sung kẽm bằng thực phẩm hay viên uống đều được. Nhưng không phải chỉ cần có chế độ ăn uống lành mạnh thì bạn đã có đủ lượng kẽm cần thiết mà thêm vào đó cần bổ sung thêm bằng việc uống thực phẩm chức năng chứa kẽm.
Trong các loại kẽm, kẽm Sulphate được chọn nhiều nhất bởi khả năng mang đến những tác dụng tốt cho sức khỏe. Với liều lượng và thời điểm hợp lý, việc uống kẽm Sulphate sẽ giúp bù đắp lượng kẽm thiếu trong cơ thể và hạn chế tình trạng thiếu kẽm.
Lượng kẽm Sulphate được khuyến cáo sử dụng mỗi ngày cho từng đối tượng:
- Trẻ em từ 7 tháng đến 3 tuổi: 20mg kẽm Sulphate/ngày
- Trẻ từ 4 - 13 tuổi: 44mg kẽm Sulphate/ngày
- Người lớn: 50mg kẽm Sulphate/ngày
- Phụ nữ có thai: 50 - 90mg kẽm Sulphate/ngày.
Kẽm nên được uống sau khi ăn 30 phút để cơ thể có thể tiếp nhận hoàn toàn lượng kẽm đã bổ sung. Không nên uống kẽm lúc bụng đang đói vì rất dễ khiến bạn rối loạn tiêu hóa. Đối với những người bị đau dạ dày thì hãy thử dùng kẽm trong bữa ăn.
Thời điểm được cho là thích hợp nhất để uống kẽm là vào buổi sáng. Kẽm nên được uống đều đặn trong 2 - 3 tháng sau đó nghỉ một thời gian. Liều lượng bổ sung cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh sử dụng quá đà gây nên tác dụng xấu đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, theo những cuộc thử nghiệm được triển khai thì kết quả thu nhận được từ việc sử dụng kẽm vào buổi tối trước khi đi ngủ kết hợp với melatonin, magie lại giúp những người lớn tuổi bị bệnh khó ngủ cải thiện được chất lượng giấc ngủ.
Đọc thêm:
- Nên uống kẽm vào lúc nào trong ngày? Hướng dẫn cách bổ sung kẽm đúng cách
- 12 loại thức ăn giàu kẽm cho đàn ông giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện sinh lý
Khi kết hợp sử dụng kẽm chung với các vitamin A, B6, C góp phần tăng thêm tác dụng của kẽm. Vitamin A đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển khỏe mạnh của tế bào. Uống kẽm đúng cách kích thích vitamin A hoạt động trong cơ thể và cân bằng độ pH của máu.
Vitamin C và kẽm là cách tăng thêm khả năng miễn dịch cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi già và mau lành vết thương. Còn khi dùng với vitamin B6, sẽ chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein và tổng hợp DNA tương ứng.
Bạn sẽ gặp phải tình trạng: buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đau đầu, sốt, ho, mỏi mệt, chán ăn,… nếu sử dụng quá liều kẽm. Trong một thời gian dài, lượng kẽm bổ sung vào cơ thể vượt mức cần thiết sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm và mức cholesterol HDL thấp. Do đó, uống kẽm cũng cần phải tuân theo hướng dẫn chỉ định nếu như không muốn có những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.