Nước tiểu màu hồng có lẫn máu cảnh báo bệnh gì?

Nước tiểu màu hồng có lẫn máu cảnh báo bệnh gì?
Nước tiểu lẫn máu có thể là nước tiểu màu hồng hoặc đỏ đậm, nâu sẫm là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận - tiết niệu hay các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, nguy hiểm khác.

Đi tiểu lẫn máu (Hematuria, còn gọi là đái máu) không phải là một hiện tượng quá hiếm gặp, thường thấy ở bệnh nhân mắc bệnh tiết niệu. Các tế bào hồng cầu khiến nước tiểu đổi màu. Có nhiều nguyên nhân gây ra nước tiểu lẫn máu hay nước tiểu màu hồng là bệnh gì. Tùy vào từng nguyên nhân mà điều trị bệnh sẽ có sự khác biệt.

1. Nước tiểu màu hồng, nước tiểu lẫn máu là bệnh gì?

Đi tiểu ra máu có hai loại chính là tiểu máu đại thể (gross hematuria) và tiểu máu vi thể (microscopic hematuria). Trong đó, với trường hợp tiểu máu đại thể, bạn có thể dễ dàng thấy nước tiểu có lẫn máu, điển hình là nước tiểu màu hồng nhạt hoặc nước tiểu màu đỏ, nâu sậm. Còn với trường hợp tiểu máu vi thể, chúng ta không thể quan sát được máu trong nước tiểu bằng mắt thường mà chỉ có thể biết được bằng cách làm xét nghiệm phân tích nước tiểu và quan sát dưới kính hiển vi.

Nước tiểu màu hồng, nước tiểu lẫn máu là bệnh gì? Ảnh: ST

Đọc thêm:

Đi vệ sinh dòng nước tiểu yếu, tiểu lâu là do đâu? Có phải do bệnh thận không?

Phân nhạt màu là gì? Đại tiện phân nhạt màu có phải dấu hiệu bệnh tiêu hóa nguy hiểm?

Thông thường, chỉ một lượng nhỏ máu trong nước tiểu cũng đủ để nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Đái máu thường không gây đau đớn nhưng nếu có cục máu đông đi qua đường tiểu thì người bệnh có thể cảm thấy đau.

Theo Healthline, nguyên nhân gây ra đái máu khiến nước tiểu có màu đỏ, nước tiểu màu hồng có thể bao gồm:

- Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới máu trong nước tiểu. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở "đâu đó" trong đường tiết niệu gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang hay viêm nhiễm ở thận. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể liên quan tới việc vi khuẩn di chuyển lên niệu đạo, đi vào bàng quang và thậm chí là vào thận. Triệu chứng nhiễm trùng chủ yếu là cảm giác đau đớn khi đi tiểu, tần suất đi tiểu tăng lên, có thể là tiểu máu đại thể hoặc tiểu máu vi thể.

- Sỏi: Nước tiểu lẫn máu có thể liên quan tới sự hiện diện của sỏi trong bàng quang hoặc sỏi thận. Sỏi được định nghĩa là những tinh thể hình thành từ lượng lớn cặn khoáng chất trong nước tiểu bị lắng đọng ở thận hoặc bàng quang, theo thời gian sẽ đủ lớn và tạo thành sỏi. Với những viên sỏi có kích thước lớn có thể gây ra tắc nghẽn đường tiểu, gây tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ sậm kèm theo đau đớn dữ dội.

- Phì đại tuyến tiền liệt: Đái ra máu là bệnh gì? Phì đại tuyến tiền liệt có thể là nguyên nhân phổ biến gây ra máu trong nước tiểu. Khi tuyến tiền liệt to ra sẽ gây ra sự chèn ép niệu đạo, ngăn bàng quang được làm rỗng hoàn toàn khi đi tiểu. Từ đó gây nhiễm trùng đường tiết niệu và nước tiểu lẫn máu. Các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt khác có thể gặp bao gồm: Đi tiểu nhiều hơn 7 lần một ngày; tiểu gấp; bí tiểu; són tiểu; tiểu đêm; dòng nước tiểu yếu; đau khi tiểu hoặc đau khi xuất tinh; nước tiểu có màu lạ hoặc mùi hôi khó chịu.

Nước tiểu màu hồng có lẫn máu cảnh báo bệnh gì? - Ảnh 3.

Phì đại tuyến tiền liệt có thể là nguyên nhân phổ biến gây ra máu trong nước tiểu (Ảnh: ST)

- Bệnh thận: Thận bị tổn thương hoặc viêm, biến chứng thận tiểu đường có thể là nguyên nhân gây ra nước tiểu màu hồng, nước tiểu lẫn máu. Dấu hiệu chức năng thận suy giảm thường gặp có thể kể đến như: Rùng mình, tứ chi xanh xao và lạnh; khó thở, thở khò khè; đổ mồ hôi lạnh; rối loạn chức năng sinh dục như xuất tinh sớm, mộng tinh, liệt dương; hoa mắt, chóng mặt, đi đứng loạng choạng; mất ngủ; tiểu đêm; ù tai; táo bón; mệt mỏi, đau lưng dưới, mỏi chân;...

- Bệnh ung thư: Một số bệnh ung thư như ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt có thể dẫn tới hiện tượng có máu trong nước tiểu. Triệu chứng này thường xảy ra khi khối u bắt đầu phát triển và chèn ép các cơ quan lân cận.

- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc penicilin, aspirin, thuốc chống đông máu như heparin và thuốc warfarin, thuốc điều trị ung thư cyclophosphamide có thể gây đái máu. Nếu đang sử dụng các loại thuốc này theo đơn chỉ định, hãy nói chuyện với bác sĩ về các tác dụng phụ bất thường mà bạn gặp phải để nhận được tư vấn về việc đổi thuốc hoặc liều lượng.

Ngoài các nguyên nhân khiến nước tiểu màu hồng hay màu đỏ đậm, nâu sẫm kể trên thì một vài rối loạn máu hiếm gặp như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh máu khó đông cũng có thể gây ra hiện tượng này, dù ít phổ biến hơn. Tập thể dục quá sức hay các chấn thương vật lý tác động tới thận cũng có thể dẫn tới đái máu.

Nước tiểu màu hồng có lẫn máu cảnh báo bệnh gì? - Ảnh 4.

Ai cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng nước tiểu lẫn máu (Ảnh: ST)

Yếu tố tăng rủi ro có máu trong nước tiểu

Ai cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng nước tiểu lẫn máu, từ người già tới trẻ nhỏ, thanh thiếu niên. Tuy nhiên, theo Mayo Clinic, có một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xảy ra hiện tượng này hơn. Cụ thể:

- Tuổi tác: Nam giới trung niên và nam giới lớn tuổi có nhiều nguy cơ bị tiểu ra máu có liên quan tới phì đại tuyến tiền liệt và một vài bệnh ung thư tăng lên sau tuổi 50.

- Tiền sử gia đình: Nguy cơ có máu trong nước tiểu có thể tăng lên nếu một hoặc nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh thận.

- Tập thể dục cường độ nặng: Đái máu ở người chạy marathon không hiếm gặp. Các môn thể thao đối kháng cũng có thể làm tăng nguy cơ này.

2. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Như đã nói, tùy từng nguyên nhân khiến nước tiểu màu hồng là bệnh gì mà điều trị bệnh sẽ khác biệt. Có một số nguyên nhân cần phải điều trị sớm để tránh các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Do vậy, ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy nước tiểu lẫn máu, hãy khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt là khi có thêm các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, sốt, ớn lạnh, đau ở một hoặc cả hai bên hông, vùng lưng hoặc đau bụng.

Tùy từng nguyên nhân khiến nước tiểu màu hồng là bệnh gì mà điều trị bệnh sẽ khác biệt (Ảnh: ST)

Ngoài ra, trong trường hợp không bị tiểu lẫn máu nhưng tần suất đi tiểu thường xuyên hơn bình thường kèm theo tiểu bí tiểu, tiểu rát, tiểu buốt, đau bụng hoặc đau vùng thận thì đều cần thăm khám bác sĩ sớm do đây cũng có thể là dấu hiệu của chứng tiểu máu vi thể.

Để ngăn ngừa tình trạng nước tiểu lẫn máu thì bạn cần bắt đầu phòng ngừa từ những nguyên nhân cơ bản, chủ yếu gồm: Uống nhiều nước mỗi ngày, đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, hạn chế ăn mặn, hạn chế hoặc bỏ hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với một số hóa chất độc hại,...

Cuối cùng, để chẩn đoán hiện tượng nước tiểu lẫn máu hay nước tiểu màu hồng là bệnh gì bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số thăm khám vùng chậu, trực tràng cùng các xét nghiệm phân tích nước tiểu, xét nghiệm máu, nội soi bàng quang, siêu âm, chụp CT hoặc chụp MRI,... Điều quan trọng là thăm khám sớm ngay khi có các biểu hiện bất thường trong nước tiểu.

Nguồn dịch tham khảo:

1. Why Is There Blood in My Urine?

2. Blood in urine (hematuria)

3. Urine Colors Explained


Tác giả: Allen