Tìm hiểu chung về khoáng chất Clo

Tìm hiểu chung về khoáng chất Clo
Bản thân nguyên tố clo là một loại khí độc hòa tan trong nước. Nhưng đối với con người, Clo là 1 khoáng chất cần thiết. Khoáng chất Clo có vai trò quan trọng trong cân bằng chất lỏng, cũng như giúp cơ thể hấp thu các loại vitamin và một số kim loại.

1. Khoáng chất Clo là gì?

Clo có tên khoa học quốc tế là Chloride, vốn là một loại khí độc tan trong nước. Trong cơ thể con người, khoáng chất clo tồn tại chủ yếu dưới dạng anion clorua, là ion tích điện âm. Clo chiếm 70% lượng ion âm trong cơ thể người. Anion clorua thường kết hợp với các ion dương như natri để tạo ra muối (natri clorua) và với hydro để tạo ra axit dạ dày (axit hydrochloric).

>>>> Xem thêm: Khoáng chất là gì?

Clo chiếm khoảng 0,15% trọng lượng cơ thể con người và được tìm thấy chủ yếu trong dịch ngoại bào cùng với natri. Có khoảng 15% clo là được tìm thấy bên trong các tế bào, nhiều nhất là trong các tế bào hồng cầu.

Clo dễ dàng được hấp thụ từ ruột non. Nó thường được đào thải qua thận, hoặc qua mồ hôi cùng với natri. Đổ mồ hôi nhiều có thể làm mất một lượng lớn natri clorua.

2. Vai trò

- Là một trong những chất điện giải, clorua kết hợp chặt chẽ với natri và nước để tạo ra áp suất thẩm thấu, giúp phân phối chất lỏng cơ thể.

- Clo giữ vai trò kiểm soát cân bằng môi trường axit-bazơ trong cơ thể con người.

- Nó là thành phần quan trọng của axit hydrochloric dạ dày (HCl), là axit quan trọng hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ các chất khoáng kim loại và vitamin B12 hiệu quả hơn.

- Khoáng chất Clo cũng có thể hữu ích trong quá trình gan loại bỏ các chất thải.

- Khoáng chất Clo kích thích sự phát triển của cơ bắp.

- Vì Clo tồn tại ở dạng ion âm nên nó có khả năng kích thích các dây thần kinh cơ của cơ thể, khắc phục hoặc hạn chế căn bệnh đãng trí, hay quên.

2. Độc tính

Bản thân clo, dưới dạng khí hoặc lỏng, có thể rất khó chịu và gây độc hại cho sức khỏe. Khoáng chất Clo thường gây nguy hiểm khi được bổ sung vào cơ thể với liều lượng không chính xác.

Thiếu khoáng chất Clo không phải vấn đề phổ biến và cũng gây nhiều nguy hiểm. Triệu chứng thiếu Clo thường là tiêu chảy, nôn mửa hoặc đổ mồ hôi. Nó có thể dẫn đến nhiễm kiềm chuyển hóa (dịch cơ thể trở nên quá kiềm), lượng chất lỏng thấp và khiến thất thoát Kali qua đường nước tiểu. Thiếu Clo cũng có thể gây ra thêm vấn đề trong cân bằng axit-bazơ.

Thừa Clo (cung cấp hơn 15g Clo mỗi ngày) có thể khiến cơ thể giữ nước, và thay đổi cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Nếu lượng Clo dư thừa không được bài tiết ra ngoài cơ thể, thì có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

3. Nguồn cung cấp khoáng chất Clo

Khoáng chất Clo rất sẵn có trong thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm có nhiều muối. Trẻ sơ sinh có thể cần khoảng 0,5-1 gram khoáng chất Clo mỗi ngày. Số lượng tăng theo tuổi; nhu cầu của người trưởng thành là khoảng 1,7-5 gram mỗi ngày, nhưng nhiều đối tượng có thể tiêu thụ nhiều hơn (như người đổ nhiều mồ hôi, bệnh nhân tiêu chảy kéo dài, người bị nôn ói trầm trọng,...)

- Cơ thể nhận khoáng chất Clo chủ yếu tư muối ăn NaCl.

- Kali clorua (KCl) trong thực phẩm hoặc chất thay thế muối cũng là nguồn cung Clo phổ biến.

- Clo cũng có trong hầu hết các loại thực phẩm, đặc biệt là các loại rau. Rong biển, ô liu, lúa mạch đen, rau diếp, cà chua và cần tây là một số ví dụ về thực phẩm có chứa nhiều clorua.

- Hiện nay, các thực phẩm bổ sung như sữa công thức cũng là nguồn bổ sung Clo cho cơ thể hiệu quả và an toàn.

Khoáng chất Clo vô cùng quan trọng để giữ cho cơ thể cân bằng và hoạt động tốt. Lưu ý bổ sung đúng lượng Clo khuyến nghị để tránh những tác động tiêu cực từ việc thừa hoặc thiếu Clo. Nếu bạn còn băn khoăn về hàm lượng Clo trong chế độ ăn của mình, hãy gặp bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chính xác.


Tác giả: Mai Nhung