Bổ sung kẽm cho cơ thể: Lợi ích và rủi ro

Kẽm giữ nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Chẳng hạn có thể kể đến như hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp nhanh lành vết thương,... Tuy nhiên, khi bổ sung kẽm một cách quá mức chẳng những sẽ không làm gia tăng thêm lợi ích mà còn có thể đem đến nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Kẽm là một chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết đối với cơ thể. Nó tham gia vào hỗ trợ hoạt động hệ thống miễn dịch cũng như giúp duy trì sức khỏe của các tế bào. Đặc biệt, kẽm còn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và khả năng chống lại sự viêm nhiễm ở đối tượng trẻ em. Mặc dù vậy, những hiểu biết của mọi người xung quanh việc bổ sung kẽm cho cơ thể vẫn còn rất hạn chế.

1. Các lợi ích khi bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể

1.1. Bổ sung kẽm giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn

Như đã nói, kẽm có thể giúp hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch. Nhưng thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy rằng có khoảng 17-30% dân số trên toàn thế giới hiện nay đang bị thiếu kẽm. Sự thiếu hụt này có thể khiến kết cục sức khỏe của họ bị tác động xấu.

Theo Tiễn sĩ Heather Moday - Chuyên gia về dị ứng và miễn dịch học, những tác động của kẽm đóng vai trò quan trọng với hiệu quả của các tế bào và các cytokin trong hệ thống miễn dịch của con người, bao gồm cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được. Từ đó giúp cơ thể chống lại virus và bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do. Thậm chí người ta còn chứng minh rằng sử dụng các chế phẩm bổ sung kẽm có khả năng rút ngắn thời gian mắc bệnh, chẳng hạn như cảm lạnh.

Bổ sung kẽm cho cơ thể: Lợi ích và rủi ro - Ảnh 1.

Bổ sung kẽm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống miễn dịch - Ảnh: Internet

Đọc thêm:

Ăn hàu sống và nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm do chế biến sai cách

Trẻ thừa kẽm: Dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ và liều lượng khuyên dùng

1.2. Giảm oxy hóa và sửa chữa hư hỏng trên ADN

Theo các khuyến cáo hiện nay thì lượng kẽm mà phụ nữ nên sử dụng mỗi ngày là khoảng 8mg, còn đối với nam giới là khoảng 11mg. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, sử dụng nhiều kẽm hơn có thể giúp tăng lợi ích trong sửa chữa các hư hại trên DNA và làm giảm tình trạng oxy hóa.

Chuyên gia dinh dưỡng - Tiễn sĩ Janet King cho biết, rất đáng ngạc nhiên khi hoạt động trao đổi chất trên khắp cơ thể đều bị ảnh hưởng khi chỉ tăng một lượng nhỏ kẽm trong chế độ ăn uống. Điều này thúc đẩy một chiến lược mới để đánh giá đúng đắn hơn về tác động của bổ sung kẽm đối với cơ thể. Từ đó làm vững chắc hơn quan điểm ủng hộ việc cải thiện thiếu chất dinh dưỡng vi lượng trên toàn cầu thông qua chế độ ăn uống.

1.3. Kẽm giúp ngăn chặn tác hại của ánh nắng mặt trời

Từ lâu, kẽm đã được dùng với vai trò là một công cụ giúp ngăn chặn các tổn thương trên da do ánh nắng mặt trời. Bởi oxit kẽm có khả năng làm chệch hướng của tia UV có trong ánh nắng. Điều này giúp nó có thể bảo vệ da khỏi các tác hại của ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như tình trạng đỏ da. Vì vậy, oxit kẽm hiện đang là một trong hai loại kem chống nắng vật lý được sử dụng phổ biến nhất trên thực tế.

Ee Ting Ng - Nhà sáng lập Hop&cotton bổ sung thêm, tính trơ của kẽm khiến nó trở thành lựa chọn tuyệt vời để chống nắng cho tất cả mọi người, bao gồm cả trẻ em hoặc những người có làn da nhạy cảm. Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, làm se khít và bảo vệ làn da tốt hơn.

1.4. Rút ngắn thời gian lành vết thương

Kẽm giữ vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn của quá trình bình phục của một vết thương. Sự tham gia của kẽm được thể hiện qua nhiều vai trò, chẳng hạn có thể kể đến như cần cho sự tăng tổng hợp collagen và protein, tăng sinh tế bào và chức năng miễn dịch,... Mà tất cả những điều này đều cần thiết cho quá trình sửa chữa và tái tạo các mô đã bị tổn thương.

Người ta thấy rằng kẽm có khả năng kích thích hoạt động của hơn 100 loại enzym khác nhau. Đồng thời nó cũng cần thiết để ổn định màng tế bào và tăng tốc sự trưởng thành của các collagen mới được tạo ra, từ đó giúp bình phục vết thương nhanh hơn.

Ngoài những điều này, kẽm còn có có vai trò trong một số giai đoạn hình thành cục máu đông, sản xuất kháng thể và duy trì hoạt động bình thường của các tế bào lympho,...

Bổ sung kẽm cho cơ thể: Lợi ích và rủi ro - Ảnh 2.

Kẽm đóng nhiều vai trò quan trọng đối với quá trình bình phục vết thương - Ảnh: Internet

2. Bổ sung kẽm quá mức có thể gây nguy hiểm gì?

Tuy rằng việc bổ sung kẽm đem đến nhiều lợi ích như đã nói ở trên, nhưng nếu bổ sung quá mức lại sẽ gây ra một số rủi ro cho sức khỏe.

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, bổ sung quá nhiều kẽm có thể gây chán ăn, buồn nôn, nôn nửa, tiêu chảy, đau bụng,... Do đó, lượng kẽm bổ sung mỗi ngày không nên vượt quá ngưỡng 40mg. Đồng thời cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành bổ sung kẽm, bởi kẽm có thể tương tác với một số loại thuốc khác nếu được sử dụng cùng với nhau.

Nguồn tham khảo: What Taking Zinc Does For Your Body, Say Experts

https://suckhoehangngay.vn/suc-khoe-sinh-san.html


https://suckhoehangngay.vn/bo-sung-kem-cho-co-the-loi-ich-va-rui-ro-20220303203136606.htm
Tác giả: QN