Tìm hiểu các loại vi khuẩn, virus và nấm là nguyên nhân gây viêm nang lông

Tham vấn chuyên môn: -
Tìm hiểu các loại vi khuẩn, virus và nấm là nguyên nhân gây viêm nang lông
Ngoài các yếu tố chủ quan như vệ sinh da không kĩ càng, cạo tẩy lông không đúng cách, mặc quần áo bó sát, tự ý nặn mụn,... thì nguyên nhân gây viêm nang lông còn do rất nhiều loại vi khuẩn và nấm gây ra.

Những nguyên nhân gây viêm nang lông phổ biến:

1. Tụ cầu vàng

Tụ cầu vàng thường trú ngụ nhiều ở vùng có nhiều lông, nhiều dầu và bã nhờn, nên chúng thường gây viêm nang lông ở vùng râu, chân tóc vùng gáy và tóc mai, nách, và lông mu. 

Khi có điều kiện xâm nhập và phát triển, tụ cầu vàng sẽ tiết độc tố khiến da bị viêm mủ.

2. Vi khuẩn Gram âm

Đây là nguyên nhân gây viêm nang lông chính ở những người sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày để trị mụn trứng cá sẽ làm cho vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt và tạo thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Các vi khuẩn khiến cho tình trạng viêm nặng hơn, viêm nang lông có thể biến chứng thành áp xe, thành mụn bọc ở vùng cằm và má.

3. Nấm sợi

Nấm sợi có nhiều chủng loại, ban đầu nấm gây lên các lớp sừng ở quang nang lông, sau đó tiến sâu vào trong nang lông gây viêm.

- Nấm Microsporum thường bị lây nhiễm từ cho mèo. Nấm Microsporum thường gây viêm một vùng da theo hình tròn, khiến rụng tóc và da bong vảy trắng như gàu.

- Nấm Trichophyton tonsuransT. violaceum gây viêm nang lông làm tóc đứt ngay sát lỗ chân lông, vẫn còn thấy vết đen chân tóc ở da đầu.

- Nấm tóc Favus và Trichophyton schoenleini gây viêm nang lông nặng, làm rụng tóc và có thể để lại sẹo ở da đầu.

- Nấm Kerion thường gây viêm một vùng lớn, các mụn viêm nhiều mủ vàng tạo thành các lỗ thông nhau giữa các nang nên bệnh nhân có thể nhổ cả cụm tóc mà không bị đau. Viêm nang lông do nấm Kerion có thể tự khỏi nhưng thường để lại sẹo lớn.

4. Nấm Malassezia

Nấm Malassezia spp thường tồn tại và phát triển nhanh ở các vùng có khí hậu nóng ẩm. Chúng thường gây viêm nang lông ở vùng tay, mặt,  gáy, lưng. Viêm do nấm Malassezia gây ra thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, chỉ khác biệt là chúng không có nhân mụn.

5. Nấm Candida albicans

Loại nấm này thường xuất hiện ở những vùng da bị băng bịt lâu ngày hoặc vùng da bị nóng ẩm lâu ngày. Ví dụ như ở những bệnh nhân có vết thương cần băng bó, bệnh nhân bị ốm sốt lâu này,.... Triệu chứng của viêm nang lông do nấm Candida gây nên là những đám mụn mủ, không mọc riêng biệt mà thành từng vùng.

6. Virus Herpes

Virus Herpes thường gây mụn nước nang lông ở vùng cằm, ria mép hoặc vùng kín. Các mụn nước mọc thành đám. sau vài ngày thì tự khỏi và đóng vảy. Viêm nang lông do Herpes dễ khỏi nhưng hay tái phát do virus vẫn "ngủ đông" trong cơ thể.

7. Virus Molluscum contagiosum

Viêm nang lông do virus Molluscum contagiosum thường gặp ở vùng râu, ria mép, biểu hiện là các sẩn màu lõm ở giữa nang lông. Bệnh khá lâu khỏi, thường kéo dài vài tháng.

8. Virus giang mai

Triệu chứng của viêm nang lông do giang mai là các nốt sẩn da màu đỏ đồng, thường mọc theo đám hình ovan. Bệnh nặng dễ gây rụng tóc. Ngoài viêm nang lông còn kèm theo các biểu hiện của bệnh giang mai như nổi ban, tổn thương niêm mạc vùng sinh dục, tổn thương niêm mạc hậu môn,...

9. Demodicidosis

Biểu hiện của viêm nang lông do Demodex một loại côn trùng ký sinh ở nang lông, tuyến bã, khi xâm nhập vào da chúng gây tổn thương tế bào biểu bì, làm nang lông giãn rộng hình thành các nút sừng gây tắc nghẽn nang lông và giảm tiết bã ra ngoài. Các tổn thương da do Demodex gây ra thường là bong tróc vảy da quanh nang lông, các nốt đỏ hoặc mụn có mủ đỏ, thường nhầm lẫn với mụn trứng cá đỏ.

Nấm, virus và vi khuẩn thường trú ngụ ở nơi kém vệ sinh, nóng ẩm và thiếu khí. Do vậy, cách tốt nhất để phòng tránh viêm nang lông là triệt tiêu môi trường sinh sôi của nấm và vi khuẩn bằng cách vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về những thuốc uống hoặc bôi có tác dụng kháng nấm, kháng virus, kháng vi khuẩn.



Tác giả: Mai Nhung