- Da mặt thô ráp, bong tróc, dùng tay sờ thì có cảm giác sần sùi.
- Mặt xuất hiện các nốt đỏ hoặc mụn nhỏ, chỉ như đầu tăm, hoặc có thể bằng hạt đậu. Các mụn này nằm ngay sát lỗ chân lông, hoặc có thể thấy sợi lông mọc lên giữa mụn.
- Mụn có thể có mủ, mụn mủ dễ vỡ và dễ đóng vảy.
- Da mặt tấy đỏ, hơi nóng rát, có thể bị ngứa.
- Da mặt trở lên nhạy cảm, dễ cảm thấy đau.
- Da mặt bóng nhờn hơn bình thường.
- Da mặt bị tổn thương, khiến cho vi khuẩn, nấm, tụ cầu vàng, virus,... có cơ hội xâm nhập và phát triển, gây ra bệnh viêm nang lông.
- Thói quen sử dụng mỹ phẩm thường xuyên, hoặc tẩy trang không sạch sẽ, khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ, gây ra viêm nang lông ở mặt.
- Sử dụng các loại kem trộn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, khiến da mặt yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Da mặt có tuyến bã nhờn phát triển, hoạt động rối loạn, đổ dầu nhiều, khiến lỗ chân lông thường xuyên bị tắc nghẽn.
- Rửa mặt không thường xuyên và kỹ càng, khăn và chăn gối bụi bẩn cũng là điều kiện cho vi khuẩn tấn công da mặt.
- Ở nam giới, việc cạo râu sai cách cũng có thể khiến da mặt bị tổn thương, hoặc khiến cho râu mọc ngược, gây ra viêm nang lông ở mặt.
- Điều quan trọng nhất là giữ vệ sinh da mặt sạch sẽ. Rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ. Tẩy trang sau khi trang điểm hoặc dùng kem chống nắng.
- Không lạm dụng mỹ phẩm, chỉ trang điểm khi thật cần thiết. Không lạm dụng các loại kem dưỡng da, kem làm trắng da. Giữ cho da thông thoáng tối đa có thể.
- Chọn các loại mỹ phẩm dịu nhẹ và phù hợp với da. Không sử dụng kem trộn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm có tính kích ứng da mặt cao.
- Không tự ý nặn mụn, khiến cho da mặt bị tổn thương, các loại vi khuẩn và nấm có cơ hội phát triển.
- Hạn chế sờ tay lên mặt, bởi tay có chứa rất nhiều vi khuẩn. Việc sờ tay lên mặt sẽ khiến cho dễ mặt có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.
- Khi ra đường cần sử dụng khẩu trang che chắn cẩn thận, tránh cho da mặt tiếp xúc với bụi bẩn.
- Giữ vệ sinh các dụng cụ như dao cạo râu, khăn mặt, khẩu trang,... để vi khuẩn và các loại nấm không có cơ hội phát triển.
- Thường xuyên giặt vỏ gối, bởi gối lưu cữu rất nhiều mồ hôi và tế bào chết, nếu không giặt giũ thường xuyên sẽ phát sinh rất nhiều vi khuẩn và nấm. Ban đêm, khi ngủ, da mặt lại tiếp xúc với gối rất nhiều.
- Nếu da mặt thuộc da dầu, thì trong túi luôn có túi giấy thấm dầu là điều cần thiết. Bởi dầu để lâu trên da rất dễ khiến lỗ chân lông tắc nghẽn.
- Ở nữ giới, không nên tự ý cạo lông mặt. Nếu lông mặt dài và nhiều, gây mất thẩm mỹ, bạn có thể tham khảo các biện pháp triệt lông hiện đại hoặc sử dụng các loại kem tẩy lông. Ở nam giới, nên sử dụng kem cạo râu để hạn chế trầy xước, tổn thương.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định tình trạng viêm nang lông ở mặt của bạn là do virus, vi khuẩn, hay nấm và tùy mức độ nặng nhẹ mà đưa ra các phương pháp chữa trị phù hợp.
- Chữa viêm nang lông ở mặt bằng thuốc
Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ kê cho các loại thuốc như Ibuprofen hoặc Acetaminiphen để giảm viêm và giảm đau. Ngoài ra cũng sẽ có một số thuốc có tác dụng diệt khuẩn hoặc diệt nấm được bác sĩ chỉ định, nhằm chữa trị tận gốc viêm nang lông ở mặt. Các thuốc trị viêm nang lông ở mặt có thể dạng viên uống hoặc dạng bôi, phổ biến là: Kem Steroid, kem bôi chống nấm, viêm uống chống nấm, kem bôi kháng sinh, viên uống kháng sinh.
- Chữa viêm nang lông ở mặt bằng liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng sử dụng năng lượng từ các tia sáng để làm sạch và diệt khuẩn sâu bên trong lỗ chân lông, giúp điều trị viêm nang lông ở mặt. Phương pháp này cũng giúp thu nhỏ lỗ chân lông hiệu quả, giúp da mịn màng và phòng chống được mụn viêm. Đây là phương pháp hiện đại, có tác dụng chữa trị triệt để và nhanh chóng, được các chuyên gia khuyến khích áp dụng.
- Hỗ trợ chữa viêm nang lông ở mặt bằng phương pháp dân gian
Nếu tình trạng viêm nang lông ở mặt nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ chữa trị tại nhà. Các phương pháp này chủ yếu có tác dụng làm sạch để diệt nấm, diệt khuẩn và tiêu viêm. Bạn có thể dùng muối, chanh, mật ong,... để tẩy da chết và làm sạch da mặt, hỗ trợ trị viêm nang lông.
Da mặt là vùng da mỏng, nhạy cảm, dễ tổn thương, lại ảnh hưởng rất nhiều đến nhan sắc, thẩm mỹ. Vì vậy, bạn không nên tự ý mua thuốc hoặc điều trị viêm nang lông ở mặt. Hãy đến bác sĩ da liễu hoặc các chuyên gia để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp dân gian chữa bệnh viêm nang lông ở mặt cũng cần vô cùng thận trọng trước khi áp dụng.