Cần lưu ý gì khi điều trị bệnh herpes sinh dục?

Cần lưu ý gì khi điều trị bệnh herpes sinh dục?
Việc điều trị Herpes nếu không được thực hiện đúng cách sẽ làm bệnh kéo dài, thậm chí trở nặng và dẫn tới các bệnh khác. Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị bệnh Herpes.

1. Herpes sinh dục và các biểu hiện của bệnh

Herpes sinh dục là bệnh do Virus Herpes simplex (HSV) gây ra, trên nền da mẩn đỏ có thể gây nên gây nên các vùng nhiễm khuẩn da cấp tính và biểu hiện mụn nước thành nhóm. Các nhóm mụn nước này có thể tái đi tái lại nhiều lần tại đúng vị trí trước đó.

Nguyên nhân của bệnh thường là do các bệnh nhiễm trùng gây ra hoặc do suy nhược cơ thể, căng thẳng thần kinh, các chấn thương. Suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng do các bệnh như AIDS, ung thư cũng là nguyên nhân gây ra herpes sinh dục. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương trên da của người khác cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Ảnh 2.

Bệnh do virus Herpes thường dễ lây lan (Ảnh: Internet)

Đối với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch (do AIDS, lạm dụng thuốc chứa corticoid kéo dài,...), các nốt mụn nước thường lớn hơn hoặc viêm loét dẫn đến hoại tử, lan rộng và tổn thương có thể xảy ra tại mọi bộ phận trên cơ thể.

Bệnh do virus herpes gây ra thường xuất hiện ở môi hoặc vùng quy đầu, bao quy đầu, môi lớn, môi bé và các vùng da xung quanh bộ phận sinh dục. Các nốt mụn nước thường phát triển thành mụn mủ hoặc vết loét và phủ vảy tiết lên trên.

Ảnh 3.

Các nốt mụn nước có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể (Ảnh: Internet)

Triệu chứng thường gặp của bệnh do virus herpes là đau, ngứa, bỏng rát, tê nhẹ ở vùng da sắp nổi mụn nước, sau một thời gian, các vùng da này mẩn đỏ và bắt đầu nổi mụn nước. Do bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần tại vị trí đã từng bị tổn thương hoặc gần đó, nên việc điều trị bệnh Herpes thường tốn khá nhiều thời gian, công sức.

Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh Herpes nếu không được thực hiện đúng cách rất có thể làm bệnh kéo dài dai dẳng, lan rộng ra các vùng xung quanh, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng.

2. Điều trị bệnh Herpes

Để điều trị bệnh Herpes, có thể sử dụng một đợt thuốc kháng virus để làm giảm bớt triệu chứng của bệnh và hạn chế lan rộng ra các vùng xung quanh. Các loại thuốc này nên được sử dụng càng sớm càng tốt và đặc biệt phát huy công dụng khi được dùng trong thời điểm khởi phát.

Ảnh 4.

Điều trị bệnh Herpes càng sớm thì càng có hiệu quả cao (Ảnh: Internet)

Hiện nay có 3 loại thuốc chính được sử dụng trong điều trị bệnh Herpes, bao gồm: aciclovir, valaciclovir và famciclovir. Ba loại thuốc này được bác sĩ chỉ định sử dụng theo liều lượng nhất định trong từng giai đoạn của bệnh.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng thuốc bôi acyclovir 5g dạng ống có hoạt tính chống virus Herpes gây bệnh ở người. Khi bắt đầu có các triệu chứng báo hiệu hoặc khi xuất hiện các thương tổn đầu tiên của bệnh, cần tiến hành bôi thuốc càng sớm càng tốt. Lưu ý tránh để thuốc tiếp xúc với niêm mạc mắt.

Ảnh 5.

Bôi acyclovir để điều trị bệnh Herpes sớm (Ảnh: Internet)

Để điều trị bệnh do virus Herpes trên toàn thân, có thể sử dụng các loại thuốc như acyclovir; valaciclovir; famciclovir, isopreinosine. Khi xuất hiện bội nhiễm (có sốt, xét nghiệm bạch cầu tăng, nhuộm soi dịch tiết có vi khuẩn...), có thể sử dụng kháng sinh (uống hoặc tiêm) kết hợp với thuốc kháng virus. Sử dụng thêm thuốc giảm đau khi các tổn thương gây ra đau khắp toàn thân.

Ảnh 6.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh Herpes triệt để, hiểu quả (Ảnh: Internet)

Trong điều trị bệnh Herpes tại chỗ, có thể sử dụng mỡ acyclovir 5% hoặc kem penciclovir 1% bôi 5 lần/ngày, Docosanol dạng kem 10% bôi 5 lần/ngày cho đến khi lành. Lưu ý các loại thuốc này chống chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm các bệnh do virus herpes cần được điều trị sớm và triệt để để giảm thiểu nguy cơ tái phát của bệnh. Các loại thuốc trên đây không chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà còn đề phòng các di chứng và virus herpes tái hoạt tính. Trong quá trình điều trị bệnh herpes, cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời theo dõi các diễn biến tâm lý bất thường.


Tác giả: Thảo Ngân