Da bị ngứa sau khi cạo lông: Dấu hiệu viêm nang lông điển hình

Tham vấn chuyên môn: -
Da bị ngứa sau khi cạo lông: Dấu hiệu viêm nang lông điển hình
Viêm nang lông không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình, gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh kém tự tin trong giao tiếp. Vậy triệu chứng của bệnh viêm nang lông là gì, làm thế nào để nhận biết sớm căn bệnh này?

Viêm nang lông thường rất dễ bị bỏ qua do khi mới khởi phát, bệnh chỉ diễn ra ở một vùng da nhỏ trên cơ thể. Mặc dù là căn bệnh ngoài da thường gặp, tuy nhiên không phải ai cũng biết được chính xác những triệu chứng của bệnh viêm nang lông.

Viêm nang lông là căn bệnh ngoài da thường gặp, tuy nhiên không phải ai cũng nhận biết được những dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm nang lông để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nang lông, đặc biệt là thói quen tẩy lông, cạo lông tay lông chân ở nữ giới là nguyên nhân gây tổn thương bề mặt da. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nang lông. Viêm nang lông không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình, gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh kém tự tin trong giao tiếp. Vậy triệu chứng của bệnh viêm nang lông là gì, làm thế nào để nhận biết sớm căn bệnh này?

1. Ngứa ngáy ở vùng da vừa thực hiện cạo lông/ tẩy lông

Dấu hiệu đầu tiên khi bị viêm nang lông là hiện tượng ngứa ngáy sau khi cạo vùng lông rậm rạp ở tay chân. Thậm chí còn xuất hiện những vùng da mẩn đỏ thì bạn nên chú ý áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà vì đây là giai đoạn mới chớm của bệnh.

Để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, rát đỏ trên da, bạn nên ngừng việc tẩy lông, cạo lông và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ngứa để loại bỏ những vi khuẩn trên da, đảm bảo vùng da được thông thoáng. Ưu tiên dưỡng ẩm, dùng mặt nạ, kem làm mềm, vitamin E...để phục hồi làn da đang có dấu hiệu bị viêm.

2. Da nổi mẩn đỏ

Da nổi mẩn đỏ là triệu chứng bệnh viêm lỗ chân lông thường gặp, những nốt mẩn đỏ này có thể khiến da sần sùi, lan ra các vùng da khác.

Thông thường, bệnh viêm nang lông khi xuất hiện những vết đỏ thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Nếu những vết sưng đỏ xuất hiện ở những lỗ chân lông trên da thì tuyệt đối không nên gãi hay dùng tay để nặn mụn tránh tình trạng viêm nhiễm lây lan sang những vùng da xung quanh. Để làm giảm tình trạng mẩn đỏ, bạn cần vệ sinh vùng da bị viêm nang lông bằng nước muối loãng hoặc nước ấm.

3. Lông mọc cuộn vào bên trong

Lông mọc cuộn vào bên trong chứng tỏ bạn đã bị viêm nang lông. Hãy chú ý đến những sợi lông mọc ngược khá nhỏ, mỏng, xuất hiện ở giữa những vết sưng tấy, mụn đỏ.

Rất nhiều người khi gặp hiện tượng này đều cố để nhổ sợi lông ra ngay, điều này không nên vì có thể làm tổn thương đến vùng da xung quanh. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các dụng cụ sạch sẽ để bóc tách những tế bào sừng hóa trên da, giúp lông có thể mọc ra bên ngoài.

Trong trường hợp này, bạn không nên dùng mọi cách để lấy sợi lông ra ngay vì có thể làm tổn thương đến vùng da xung quanh. Thay vào đó bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy da chết, vệ sinh da sạch sẽ để bóc tách dần tế bào sừng hóa trên da, giúp lông có thể mọc ra ngoài.

Ảnh 3.

Lông mọc cuộn vào bên trong là triệu chứng của bệnh viêm nang lông điển hình. (Ảnh: Internet)

4. Mụn nước có chứa mủ

Mụn nước có chứa mủ là triệu chứng của bệnh viêm lỗ chân lông. Hiện tượng này chứng tỏ bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn và cần điều trị đúng cách, không nên tự ý điều trị tại nhà vì có thể sẽ gây nhiễm trùng và trở nên khó điều trị hơn.

Mụn đỏ trên da có thể có mủ, khi chạm vào sẽ có cảm giác đau rát. Lúc này bạn cần vệ sinh da sạch sẽ, cẩn thận không làm mụn vỡ ra, gây viêm nhiễm các vùng da xung quanh và đến bác sĩ để có được hướng điều trị chính xác nhất.

Khi gặp những triệu chứng của bệnh viêm nang lông, bạn không nên tự ý điều trị ngay mà cần phải xác định chính xác những nguyên nhân gây ra căn bệnh này, từ đó loại bỏ hoặc hạn chế các tác nhân để cải thiện tình trạng bệnh. 


Tác giả: Thanh Thanh