Giảm ngứa viêm nang lông da đầu bằng giấm táo

Tham vấn chuyên môn: -
Giảm ngứa viêm nang lông da đầu bằng giấm táo
Một trong những phiền toái của viêm nang lông da đầu mà bạn phải chịu đựng chính là ngứa. Nhưng bạn tuyệt đối không được gãi. Bởi gãi ngứa có thể khiến tình trạng viêm và nhiễm trùng lan rộng hơn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng giấm táo để giảm ngứa một cách hiệu quả.

    1. Công dụng của giấm táo với bệnh viêm nang lông da đầu

    - Axit citric là axit tự nhiên có nhiều trong giấm táo, có tác dụng ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, axit citric giúp điều trị viêm nhiễm và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Từ đó tình trạng ngứa da đầu cũng được cải thiện.

    - Các loại dầu gội trên thị trường hiện nay thường có tính kiềm, độ pH trên 5.5. Trong khi đó, da đầu khỏe mạnh nên có độ pH ở trong khoảng từ 4.5 đến 5.5. Do đó, việc sử dụng dầu gội và mỹ phẩm tóc thường xuyên và lâu dài khiến cho da đầu yếu đi rất nhiều, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn gây viêm nang lông da đầu. 

    Giấm táo có tính axit nhẹ, axit axetic có trong giấm táo có thể cân bằng lại độ pH tự nhiên cho da dầu, giúp da đầu khỏe mạnh hơn, tránh được viêm nhiễm và nấm ngứa.

    - Vì giúp da đầu duy trì độ pH thích hợp, nên da đầu được dưỡng ẩm, hạn chế tình trạng gàu.

    - Do có tính sát khuẩn, nên giấm táo không những được sử dụng để giảm ngứa mà còn được ưa chuộng dùng trong điều trị và ngăn ngừa viêm nang lông da đầu tái phát.

    - Pha loãng giấm táo để xả tóc sẽ giúp tóc óng ả, bóng khỏe hơn. Giấm táo còn kích thích nang tóc phát triển, nếu sử dụng giấm táo thường xuyên có thể kích thích tóc mọc nhanh hơn, rất có ích trong việc phục hồi tóc rụng do viêm nang lông da đầu.

    2. Cách giảm ngứa viêm nang lông da đầu bằng giấm táo

    - Giấm táo cần được pha loãng với nước tinh khiết theo tỉ lệ 1:1 để tránh kích ứng da đầu. Bởi trong giấm táo có chứa axit, da đầu đang bị viêm sẽ rất nhạy cảm, dùng giấm táo nguyên chất khó thể gây xót và đỏ da đầu.

    - Trước khi gội đầu, bạn xịt giấm táo lên tóc, chải đầu và massage nhẹ nhàng, ngồi đợi khoảng 5 phút thì gội lại bằng dầu gội yêu thích. 

    - Nếu tình trạng ngứa vẫn kéo dài sau khi bạn đã thực hiện xịt giấm táo lên tóc, thì bạn có thể tham khảo phương pháp gội đầu bằng giấm táo để hiệu quả rõ rệt hơn. Pha loãng giấm táo với nước dùng để gội đầu. Không cần gội lại bằng nước sạch.

    - Không chỉ riêng với viêm nang lông da đầu, giấm táo cũng cho hiệu quả điều trị viêm rất tốt ở những vùng da khác. Bạn có thể xịt nước giấm táo lên bất kỳ vùng da nào bị viêm nang lông đều có tác dụng giảm ngứa và giảm viêm nhanh.

    - Nếu bạn không có giấm táo thì có thể sử dụng giấm trắng. Tuy nhiên, giấm trắng sẽ không cho hiệu quả giảm ngứa viêm nang lông da đầu cao và nhanh như giấm táo. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc tìm mua giấm táo chất lượng, bạn có thể tự làm 1 hũ giấm táo cho mình. Bởi công thức làm giấm táo rất đơn giản. 

    Chọn mua 1kg quả táo tươi và sạch, cắt miếng. Xếp táo vào lọ thủy tinh, cứ 1 lớp táo thì rải 1 lớp đường phèn mỏng, làm cho đến khi hết táo. Sau đó đổ giấm gạo vào hũ thủy tinh sao cho ngập táo. Đậy kín nắp hũ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Đợi khoảng 2 tuần là táo đã lên men, mở nắp hũ thủy tinh để hơi men bay bớt đi, tránh làm vỡ hũ. 

    Đậy kín nắp, ngâm tiếp 2 tuần. Sau khi đã ngâm đủ thời gian thì lọc lấy phần nước giấm, cất trong hũ thủy tinh sạch để dùng dần. Bản thân giâm táo cũng tự tiết ra chất bảo quản, nên bạn có thể làm 1 lần dùng lâu dài và không cần cho vào tủ lạnh.

    - Thỉnh thoảng bạn cũng nên sử dụng mật ong để massage vùng viêm nang lông da đầu, bởi mật ong có chứa chất kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn chống viêm. Mặt khác, mật ong giúp dưỡng ẩm và làm mềm da, hạn chế tình trạng bong vảy gàu da đầu.


    Nguồn dịch: https://www.quora.com/How-do-I-get-rid-of-dermatitis-folliculitis

    Tác giả: Mai Nhung