Những lầm tưởng tai hại về virus HPV gây ung thư cổ tử cung

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Những lầm tưởng tai hại về virus HPV gây ung thư cổ tử cung
Virus HPV là "sát thủ" với nữ giới, là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung. Nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về loại virus nguy hiểm này.

Virus HPV được biết là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về loại virus nguy hiểm này, dẫn tới những trường hợp không may. Dưới đây là những lầm tưởng phổ biến của các chị em.

1. Vắc-xin ngừa virus HPV không an toàn

Trước khi được cấp phép sử dung rộng rãi trong cộng đồng, bất cứ loại vắc-xin nào cũng phải trải qua quá trình xác định tính an toàn và hiệu lực bảo vệ theo những tiêu chuẩn của quốc gia sở tại và quốc tế. 

Các loại vắc-xin ngừa virus HPV hiện nay đều đã được thử nghiệm trên hàng chục ngàn người và được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia khác nhau. Và thực tế đã chứng minh, đa số những người tiêm vắc-xin ngừa virus HPV đều không có những tác dụng phụ đáng kể vì vậy có thể nói loại vắc-xin này hoàn toàn an toàn.

2. Đã chủng ngừa virus HPV không cần làm test PAP

Xét nghiệm PAP là một xét nghiệm tế bào học nhằm tìm ra những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung, từ đó giúp phát hiện ra ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, ngay cả khi các chị em đã chủng ngừa virus HPV thì vẫn cần làm test PAP để sàng lọc bệnh. Bởi hai loại vắc-xin Gardasil và Cervarix chỉ có tác dụng bảo vệ và chống lại 2 chủng HPV nguy cơ cao là chủng 16 và chủng 18.

Tiêm vắc-xin ngừa virus HPV là phương pháp dự phòng và không có tác dụng với người đã nhiễm virus này. Đó chính là lý do tại sao vắc-xin ngừa virus HPV được khuyến nghị sử dụng cho những người dưới 20 tuổi. 

3. Mụn cóc sinh dục có thể trở thành tiền ung thư

Một số chủng HPV (nhóm nguy cơ thấp gồm các loại 6, 11, 42, 43 và 44 ) gây ra u lành tính được gọi là mụn cóc sinh dục và các dòng khác (nhóm nguy cơ cao gồm các loại 16, 18, 31 và 45) gây ra ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, hoặc một khu vực được gọi là vùng hầu họng, trong đó bao gồm mặt sau của cổ họng, đáy lưỡi và amiđan. 

Nhưng điều đó không có nghĩa là mụn cóc sinh dục có thể trở thành tiền ung thư. Mụn cóc sinh dục ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số trưởng thành đã quan hệ tình dục ở Mỹ - không dẫn đến ung thư.

Một số chủng virus HPV (nhóm nguy cơ thấp gồm chủng sô 6, 11, 42, 43 và 44) gây ra u lành tính được gọi là mụn cóc sinh dục và những chủng virus HPV nguy cơ cao gồm chúng số 16, 18, 31 và 45 gây ra những bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, hoặc ở vùng hầu họng gồm mặt sau của cổ họng, đáy lưỡi và amidan. Nhưng điều đó không có nghĩa mụn cóc sinh dục có thể trở thành tiền ung thư. 

4. Phụ nữ lớn tuổi không cần xét nghiệm HPV

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, các chị em nên tiến hành sàng lọc ung thư cổ tử cung với xét nghiệm PAP từ tuổi 29. Ung thư cổ tử cung có quá trình hình thành khá dài và chậm, chính vì vậy nếu theo dõi xét nghiệm PAP thường xuyên có thể phát hiện ra những vấn đề bất thường sớm và điều trị kịp thời.

Với phụ nữ trên 30, theo các chuyên gia, nguy cơ nhiêm virus HPV càng lớn. Để phát hiện sớm tình trạng này, phụ nữ ở độ tuổi trên 30 cần kết hợp xét nghiệm HPV và xét nghiệm PAP. 

Nếu kết quả của cả 2 xét nghiệm đều bình thường, các chị em có thể thực hiện lại sau 1 vài năm. Nhưng nếu kết quá xuất hiện điều bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác, hoặc tiến hành theo dõi, sàng lọc thường xuyên hơn.

5. Kết quả xét nghiệm PAP bất thường nghĩa là bạn có thể mắc ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm PAP là xét nghiệm tế bào học để phát hiện những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung, từ đó giúp phát hiện ung thư cổ tử cung. Nhưng nếu chỉ vì có một vài tế bào bất thường xuất hiện cũng không có nghĩa đã bị một chung virus HPV xâm nhập. Tế bào bất thường có thể do viêm nhiễm (có thể biến thành ung thư hoặc không). 

Theo Hiệp hội Sức khỏe tình dục Mỹ, sự bất thường có thể do kích ứng tại chỗ, bị nhiễm trùng chứ không hẳn do nhiễm virus HPV. Vì thể nếu có kết quả xét nghiêm PAP bất thường, các chị em hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tiến hành kiểm tra thêm để có kết quả xhuaanr xác nhất.

6. Chỉ có phụ nữ bị nhiễm virus HPV

Vắc-xin chủng ngừa virus HPV Gardasin đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận sử dụng ở các bé gái vào năm 2006, và các bé trai vào năm 2009. Ngoài ra, cũng có thêm hai loại vắc-xin được FDA phê chuẩn sử dụng cho trẻ em gái và phụ nữ là Gardasil và Cervarix, trong khi Gardasil dành cho nam giới.

Tiêm phòng virus HPV không chỉ "trách nhiệm" của phụ nữ mà là của cả hai giới. Cả hai Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đều khuyến cáo nên tiêm vắc-xin ngừa virus HPV ở cả nam giới. Bởi vì các bệnh liên quan đến virus HPV (gồm ung thư miệng, ung thư cổ họng, ung thư hậu môn, ung thư dương vật), ngày nay, xuất hiện ở cả nam giới. 

Trên thực tế, theo Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) phần lớn nam giới và phụ nữ có hoạt động tình dục đều có ít nhất một lần bị nhiễm virus HPV ở thời điểm nào đó trong đời. Người nào có hoạt động tình dục đều có thể nhiễm virus HPV, ngay cả khi họ chỉ có duy nhất một bạn tình.

7. Tất cả các HPV đều gây ung thư

Virus HPV là nguyên nhân gây ra các loại ung thư như: ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư dương vật,.... Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng HPV nào cũng đều gây ung thư. 

Được biết, chỉ các chủng virus HPV nguy cơ cao như chủng số 16, và chủng số 18 mới có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Những chủng này cũng có thể gây ra các loại ung thư khác. 

HPV có thể gây ung thư hậu môn, cổ tử cung, dương vật, âm đạo và âm hộ. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng HPV đều có thể gây ung thư. Ngoài ra, các chủng virus HPV nguy cơ thấp có thể gây ra mụn cóc ở hậu môn và bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, theo CDC, một người nhiễm virus HPV có thể sau vài năm tới vài chục năm mới phát triển thành ung thư.

Tác giả: DNA