Độ tuổi bao nhiêu là thích hợp để thực hiện tầm soát ung thư?

Độ tuổi bao nhiêu là thích hợp để thực hiện tầm soát ung thư?
Tầm soát ung thư là phương án quan trọng để phát hiện ung thư kịp thời, nhưng độ tuổi bao nhiêu là thích hợp cho những xét nghiệm, sinh thiết thì lại là câu trả lời nhiều người băn khoăn.

Ngày nay, ung thư đã trở thành một trong những căn bệnh khiến nhiều người tử vong nhất hiện nay. Một trong những nguy cơ gây ra bệnh ung thư là ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn và thói quen ăn uống không lành mạnh. Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 150.000 ca mắc ung thư mới, trong đó độ tuổi mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Đứng trước tình trạng đó, nhiều người lo lắng và thực hiện tầm soát ung thư để kịp thời phát hiện và điều trị. Tuy nhiên, với từng lứa tuổi phù hợp khi thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe chúng ta mới có được các kết quả sàng lọc ung thư tốt nhất. 

Vậy độ tuổi đó là bao nhiêu và có sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới hay không?

1. Tầm soát ung thư ở phụ nữ

Độ tuổi 20-29 tuổi: Từ 21 tuổi trở lên, phụ nữ nên kiểm tra định kỳ vú mỗi năm một lần, xét nghiệm Pap ba năm một lần để theo dõi những biến đổi tế bào ở cổ tử cung và phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Độ tuổi 30-39 tuổi: Bên cạnh khám phú, xét nghiệm Pap, phụ nữ nên kết hợp xét nghiệm HPV 5 năm một lần để tầm soát ung thư cổ tử cung.

Ảnh 3.

Độ tuổi 40-49 tuổi: Ngoài xét nghiệm Pap, HPV, giai đoạn này phụ nữ nên theo dõi và chụp ảnh nhũ hoa để quan sát quá trình biến đổi, phòng ngừa ung thư vú.

Độ tuổi từ 50 đến 75 tuổi: Cùng với các xét nghiệm, khám định kỳ tầm soát ung thư vú, ở lứa tuổi này phụ nữ nên thực hiện chụp CT ruột 5 năm một lần hoặc nội soi ruột 10 năm một lần.

Độ tuổi trên 76 tuổi: Dựa vào các kết quả xét nghiệm trước đó, bác sĩ sẽ tư vấn riêng về việc tầm soát ung thư.

2. Tầm soát ung thư ở nam giới

Độ tuổi 40-49 tuổi: Khác với phụ nữ, độ tuổi thích hợp để nam giới trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về sàng lọc ung thư như ung thư tuyến tiền liệt là khoảng 40 - 49 tuổi. Nếu bạn có bố hoặc anh em từng mắc bệnh này nên tiến hành tầm soát từ năm 45 tuổi.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến tiền liệt thường bao gồm thăm khám trực tràng và xét nghiệm PSA (Prostatic Specific Antigen). PSA là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt. Trong điều kiện bình thường, nó xuất hiện trong máu với nồng độ thấp. 

Khi tuyến tiền liệt viêm, phì đại hoặc ung thư, nồng độ PSA sẽ tăng lên. Đối với những người hút thuốc nhiều, có thể xem xét chụp CT liều thấp để tầm soát ung thư phổi.

Ảnh 6.

Độ tuổi từ 50-75 tuổi: Tiếp tục tầm soát ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Chụp CT ruột năm năm một lần hoặc nội soi ruột 10 năm một lần. Việc tầm soát này sẽ sớm phát hiện ung thư đại trực tràng. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở nam giới, tỷ lệ tử vong cao.

Độ tuổi từ 76 tuổi trở lên: Dựa vào các kết quả xét nghiệm trước đó, bác sĩ sẽ tư vấn riêng về việc tầm soát ung thư.

Tác giả: TH