13 sai lầm thường gặp cần tránh trong quá trình phục hồi sau đột quỵ

13 sai lầm thường gặp cần tránh trong quá trình phục hồi sau đột quỵ
Mục tiêu của việc phục hồi sau đột quỵ là giúp người bệnh học lại các kỹ năng đã mất khi một phần não bị ảnh hưởng.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ là một chương trình trị liệu khác nhau được thiết kế để giúp người bệnh học lại các kỹ năng đã mất sau đột quỵ. Các phương pháp phục hồi chức năng có thể phụ thuộc vào phần não bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. 

Các chương trình phục hồi chức năng có thể giúp cải thiện khả năng vận động, lời nói, sức mạnh và kỹ năng sống hàng ngày, đồng thời có thể giúp bạn lấy lại sự độc lập và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là 13 sai lầm thường gặp mà bạn cần tránh trong quá trình phục hồi sau đột quỵ để giúp quá trình phục hồi hiệu quả và phòng bệnh tái phát.

1. Bỏ qua việc đặt mục tiêu phục hồi

Đặt ra các mục tiêu đơn giản, thực tế có thể thúc đẩy đáng kể khả năng hồi phục sau đột quỵ. Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng điều này là không cần thiết. Nhưng khi đặt ra được mục tiêu, bạn có thể xác định được tình trạng mình mắc phải, chương trình phục hồi nào phù hợp với bản thân và đặc biệt bạn có động lực để cố gắng.

Hơn nữa, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân tham gia thiết lập mục tiêu tích cực với bác sĩ trị liệu sẽ hài lòng hơn với quá trình phục hồi chức năng của họ.

Bắt đầu bằng việc đặt ra những mục tiêu có ý nghĩa với bạn. Mục tiêu có thể bao gồm từ những điều bạn muốn đạt được trong thời gian ngắn đến những thành tựu dài hạn. Chẳng hạn hãy đặt ra mục tiêu cố gắng đứng lên nếu bạn đang không thể đi lại hay nói những từ đơn giản nếu bị mất ngôn ngữ,...

Người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ trị liệu về việc đặt mục tiêu và thiết lập khung thời gian thực tế để hoàn thành chúng. Hoặc cũng có thể tìm đến gia đình, bạn bè và nhóm phục hồi sau đột quỵ để được động viên giúp bạn đi đúng hướng.

13 sai lầm thường gặp cần tránh trong quá trình phục hồi sau đột quỵ - Ảnh 2.

Đọc thêm:

Dự phòng đột quỵ bằng an cung ngưu hoàng hoàn nên hay không?

Thực phẩm là "khắc tinh" của cục máu đông gây đau tim và đột quỵ

2. Mất hy vọng

Nhiều bệnh nhân đột quỵ và người chăm sóc cảm thấy chán nản, tức giận hoặc lo lắng sau cơn đột quỵ. Đặc biệt là người bệnh thường có những đau khổ về mặt cảm xúc hoặc có những hành vi bốc đồng hoặc trầm cảm. Điều này một phần xảy ra do ảnh hưởng của não và sự tiêu cực do các biến chứng gặp phải.

Tuy nhiên, phục hồi chức năng sau đột quỵ có thể phục hồi các biến chứng và giúp người bệnh dần dần lấy lại được các chức năng cơ bản. Điều quan trọng là người bệnh cần phải có hy vọng và niềm tin. Chia sẻ với mọi người để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.

3. Không duy trì động lực

Việc duy trì động lực trong quá trình phục hồi sau đột quỵ có thể là một thách thức. Sự thờ ơ xảy ra ở 40% bệnh nhân đột quỵ và có liên quan đến kết quả phục hồi chức năng tồi tệ hơn.

Để giảm bớt sự thờ ơ và duy trì động lực, người bệnh nên có chế độ điều trị đột quỵ tốt. Tập trung vào lý do giúp bạn phục hồi và liên kết nó với kế hoạch hành động. Kết hợp các mục tình cảm vào thói quen hàng ngày của bạn. 

Chẳng hạn, nếu một trong những thói quen thường xuyên của bạn là viết danh sách các nhiệm vụ trong ngày, hãy thử viết những nội dung có một câu trích dẫn hoặc cụm từ tạo động lực quan trọng đối với bạn.

13 sai lầm thường gặp cần tránh trong quá trình phục hồi sau đột quỵ - Ảnh 3.

4. Không luyện tập một cách nhất quán

Sự lặp lại là chìa khoá trong việc phục hồi chức năng sau đột quỵ, đặc biệt khi bạn cần ghi nhớ hoặc học tập. Sự lặp lại giúp thiết lập lại sự giao tiếp giữa các phần bị tổn thương của não và cơ thể. 

Có nhiều bài tập đột quỵ giúp bạn cải thiện chức năng nhanh hơn sau đột quỵ:

- Các bài tập cốt lõi có thể giúp ích nếu bạn bị mất sức mạnh cốt lõi ở một bên.

- Bài tập thăng bằng giúp cải thiện sự ổn định.

- Các bài tập chân có thể khuyến khích khả năng vận động.

- Các bài tập cánh tay có thể khôi phục chức năng cho cánh tay, giúp bạn cầm và thả đồ vật dễ dàng hơn.

- Các bài tập khéo léo của tay cải thiện sức mạnh của bàn tay và chức năng vận động.

- Các bài tập vai có thể giúp bạn phục hồi chức năng của cánh tay và vai sau đột quỵ.

5. Mất đà trong giai đoạn ổn định phục hồi

Khi bắt đầu quá trình phục hồi sau đột quỵ, thường có những cải thiện đáng kể. Khi quá trình tiến triển chậm lại hoặc dừng lại trong giai đoạn ổn định phục hồi, bạn có thể khó duy trì động lực cần thiết để theo đuổi mục tiêu của mình.

Ổn định phục hồi là một phần trong quá trình phục hồi sau đột quỵ của người bệnh. Trong giai đoạn đó, người bệnh có thể cảm thấy như thể họ đã đạt đến giới hạn cuối cùng và không thể mong đợi bất kỳ sự cải thiện nào nữa. Lúc này họ có thể mất động lực.

Nhưng điều đáng nói là nghiên cứu cho thấy rằng tiến trình đột quỵ vẫn có thể được thực hiện ngoài giai đoạn phục hồi ban đầu. Tức là đến giai đoạn ổn định phục hồi, người bệnh vẫn có thể cải thiện đáng kể các biến chứng. Vì vậy, điều cần thiết là tiếp tục duy trì động lực và luyện tập.

13 sai lầm thường gặp cần tránh trong quá trình phục hồi sau đột quỵ - Ảnh 4.

6. "Bỏ bê" bộ phận cơ thể bị yếu

Sau đột quỵ, người bệnh thường bị yếu tay chân, khi này họ thường dựa vào cánh tay hoặc chân khỏe hơn. Điều này có thể dẫn đến việc không sử dụng lại tay chân còn lại. 

Khi một bên tay chân yếu bị "bỏ bê sẽ dẫn đến teo cơ, làm cơ bị teo do thoái hóa tế bào. Để duy trì và cải thiện chức năng ở cánh tay hoặc chân yếu, bạn phải cố gắng cử động chi bị ảnh hưởng mỗi ngày.

Một cách để thực hiện điều này là sử dụng Liệu pháp Chuyển động Hạn chế (CIMT), một liệu pháp ngăn chặn các chi khỏe hơn di chuyển, thay vào đó buộc phải sử dụng cánh tay hoặc chân yếu hơn. Trước khi bắt đầu chương trình CIMT, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc nhà trị liệu để đảm bảo rằng chương trình đó phù hợp với bạn.

7. Ngủ không đủ giấc

Ngủ đủ giấc trong quá trình phục hồi đột quỵ là rất quan trọng, có thể giúp tổ chức và cấu trúc các mạch não bị tổn thương sau đột quỵ, giúp cải thiện trí nhớ và khả năng học tập.

Thật không may, vấn đề về giấc ngủ lại thường xảy ra sau cơn đột quỵ. Nếu bạn thường xuyên khó ngủ thì có thể tham khảo một số biện pháp như: sắp xếp hoặc điều chỉnh lại thói quen đi ngủ, hạn chế ánh sáng và tiếng ồn, tiếp xúc ánh sáng vào ban ngày...

13 sai lầm thường gặp cần tránh trong quá trình phục hồi sau đột quỵ - Ảnh 5.

8. Giữ căng thẳng và viêm nhiễm ở mức độ cao

Căng thẳng mãn tính sau đột quỵ có thể cản trở quá trình phục hồi do cơ thể tràn ngập một loại hormone gọi là cortisol. Cortisol có thể khiến độ pH của cơ thể mất cân bằng, dẫn đến nồng độ axit cao và gia tăng vi khuẩn có hại. Quá trình này làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến bệnh tật khó phục hồi hơn.

Để tăng cường hệ thống miễn dịch, hãy thử tiêu thụ men vi sinh tự nhiên (có trong thực phẩm như sữa chua), giúp thúc đẩy vi khuẩn tốt trong cơ thể bạn.

Viêm cũng là vấn đề đối với việc phục hồi sau đột quỵ. Người ta cho rằng tình trạng viêm có thể làm tăng tổn thương não và góp phần làm lan rộng các tổn thương do thiếu máu cục bộ sau đột quỵ. Căng thẳng mãn tính dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể. 

Người bệnh có thể giảm căng thẳng trong quá trình phục hồi bằng cách thực hành các bài tập như thở sâu, thiền hoặc yoga.

9. Không chú trọng vào dinh dưỡng

Sau một cơn đột quỵ, bạn có thể khó nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, lý do một phần có thể do khả năng ăn uống không còn như trước.

Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ bị một cơn đột quỵ khác bằng cách giúp giảm một số yếu tố nguy cơ như huyết áp, mức cholesterol và cân nặng. 

Vậy người sau đột quỵ nên ăn gì?

Người sau đột quỵ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein như rau củ quả, ngũ cốc, thịt nạc và thịt gia cầm, cá, trứng, đậu phụ, các loại hạt, các loại đậu, sữa, sữa chua.

Người bệnh cũng nên hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa, thêm muối và đường bổ sung.

13 sai lầm thường gặp cần tránh trong quá trình phục hồi sau đột quỵ - Ảnh 6.

10. Tập luyện quá mức

Tập thể dục là rất quan trọng để phục hồi đột quỵ. Số lượng và cường độ tập luyện phù hợp có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn và giảm nguy cơ bị đột quỵ khác. 

Tuy nhiên, do lầm tưởng tập luyện càng nhiều càng tốt mà nhiều người tập luyện quá sức. Nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động quá mức và cường độ cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nghỉ ngơi hợp lý giữa các buổi tập luyện hoặc phục hồi chức năng là điều cần thiết.

11. Không nghĩ đến việc phòng ngừa

Những người sống sót sau cơn đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần thứ hai hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác trong ít nhất 5 năm sau cơn đột quỵ đầu tiên. Vì vậy, việc phòng ngừa đột quỵ là rất quan trọng. 

Để phòng ngừa đột quỵ tái phát, người bệnh nên:

- Quản lý việc sử dụng thuốc

- Tập trung vào dinh dưỡng

- Hạn chế đồ uống có cồn

- Tập thể dục thường xuyên

- Bỏ hút thuốc

- Hạ huyết áp

13 sai lầm thường gặp cần tránh trong quá trình phục hồi sau đột quỵ - Ảnh 7.

12. Không giải quyết được các vấn đề giao tiếp

Sau cơn đột quỵ, nhiều người mắc chứng mất ngôn ngữ gây khó khăn cho việc hiểu ngôn ngữ nói và viết. Chứng mất ngôn ngữ diễn đạt khiến cho việc nghĩ hoặc diễn đạt từ chính xác trở nên khó khăn.

Điều này cũng có thể khiến người sau đột quỵ cảm thấy tự ti, chán nản hoặc các cảm xúc tiêu cực khác. Nếu mắc chứng mất ngôn ngữ diễn đạt, bạn nên hít một hơi thật sâu và cố gắng thư giãn trước khi giao tiếp với ai đó. Người thân cũng nên giúp đỡ người bệnh nói những từ ngữ đơn giản nhất, theo thời gian kiên trì sử dụng những từ phức tạp hơn.

13. Bỏ qua chứng rối loạn căng thẳng sau đột quỵ

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Columbia, cứ 4 nạn nhân đột quỵ thì có khoảng một người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). 

Những người mắc PTSD có những suy nghĩ và cảm xúc căng thẳng, lo lắng liên quan đến trải nghiệm của họ vẫn tồn tại sau khi sự kiện đau buồn kết thúc. Người đó có thể cảm thấy sợ hãi, buồn bã hoặc tức giận mãn tính. 

Họ cũng có thể cảm thấy bị tách biệt khỏi người khác. Điều quan trọng đối với bất kỳ ai mắc PTSD là phải được bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần đánh giá để họ có thể được hỗ trợ vượt qua chứng rối loạn này.

Kết luận

Phục hồi sau đột quỵ có thể là một quá trình lâu dài và không có người nào hồi phục sau đột quỵ theo cách giống hệt nhau. Việc lấy lại đầy đủ chức năng thể chất và nhận thức sau đột quỵ đòi hỏi sự cố gắng và kiên nhẫn cũng như sự đồng hành, chia sẻ từ những người thân trong gia đình. Không chắc chắn rằng ai cũng có thể phục hồi tốt nhưng điều quan trọng là bạn cần niềm tin.

Nguồn tham khảo13 COMMON MISTAKES TO AVOID DURING STROKE RECOVERY


Tác giả: Vân Anh