Sàng lọc ung thư sớm: 'Chìa khóa vàng' trong phòng chống ung thư cổ tử cung

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Sàng lọc ung thư sớm: 'Chìa khóa vàng' trong phòng chống ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Cứ 2 phút, trên thế giới lại có 1 phụ nữ tử vong vì bệnh ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm.

1. Những con số biết nói

Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên thế giới có khoảng 500.000 ca mắc ung thư cổ tử cung mới, số người tử vong là 250.000 người. Trung bình thì cứ 2 phút lại có 1 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung.

Tại Việt Nam, 5000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung/năm, hơn 2000 trường hợp tử vong. Đồng nghĩa với đó 1 ngày ở Việt Nam có khoảng 14 ca mắc bệnh mới, trong đó có tất cả 7 ca tử vong.

2. Những đối tượng dễ bị mắc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung không phải căn bệnh của riêng ai, bệnh có thể "gõ cửa", gây nguy hiểm đến sức khỏe của chị em phụ nữ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên trên thực tế, một số nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần so với người khác, cụ thể:

- Phụ nữ 35 tuổi trở lên: Theo thống kê thì phụ nữ trên 35 tuổi, đặc biệt nhóm phụ nữ 45 – 50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất. Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa là những phụ nữ trên 20 tuổi không có nguy cơ mắc bệnh này.

- Phụ nữ quan hệ tình dục nhiều lần, quan hệ tình dục nhiều người, quan hệ tình dục không an toàn, sinh đẻ sớm, sinh đẻ nhiều lần dễ gây tổn thương ở các cơ quan sinh sản, tăng nguy cơ nhiễm virus HPV – tác nhân hàng đầu gây bệnh ung thư cổ tử cung.

- Lạm dụng thuốc tránh thai: Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai kéo dài 9 năm trở lên có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tới 60%, tỉ lệ này sẽ tiếp tục tăng lên nhanh nếu phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai trên 10 năm. Nhóm phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai dưới 5 năm, tỷ lệ mắc bệnh chỉ khoảng 10%.

3. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ, tuy nhiên những dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung lại khiến người mắc bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung thường gặp:

Xuất huyết âm đạo bất thường: Phụ nữ mãn kinh nhiều năm, bỗng nhiên xuất huyết âm đạo không lý do, lượng máu ít và không kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng

Tiết dịch âm đạo nhiều: Lượng huyết trắng nhiều, thay đổi cả về tính chất, có mùi và kèm theo sự thay đổi trong màu sắc

Đau vùng chậu và lưng: Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, cơn đau sẽ tiếp tục lan xuống chân và gây ra hiện tượng sưng phù ở hai chân

Bất thường trong tiểu tiện: cơ thể rò rỉ nước tiểu ngay cả khi hắt hơi, vận động mạnh, lẫn máu trong nước tiểu, đau buốt khi tiểu tiện...

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu hành kinh có màu đen sẫm... khuyên tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục ở độ tuổi > 30 nên làm xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung.

4. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

- Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm được coi là "chìa khóa vàng" để phát hiện sớm và đưa ra các phương pháp chữa ung thư cổ tử cung hiệu quả để từ đó làm giảm nguy cơ tử vong và giảm chi phí cho người bệnh.

Phụ nữ ở độ tuổi > 30 nên làm xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm xét nghiệm sớm hơn nếu thấy biểu hiện bất thường.

Nên bắt đầu sàng lọc sau 2 năm kể từ khi có quan hệ tình dục và thời điểm tốt nhất để thực hiện khám sàng lọc là sau khi sạch kinh 7 – 10 ngày.

Khoảng cách thời gian giữa các lần sàng lọc sẽ do bác sĩ tư vấn và tùy thuộc kết quả xét nghiệm.

- Tiêm ngừa vaccin HPV

Human Papillomavirus (HPV) là một loại virus gây u nhú và viêm nhiễm ở nhiều bộ phận của cơ thể. Các nhà khoa học thống kê có khoảng hơn 100 chủng loại HPV, được nhóm lại thành loại (i) gồm các chủng HPV có thể gây ung thư và loại (ii) gồm các chủng HPV không gây ung thư

Có khoảng 30-40 chủng HPV có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục và có thể gây ra mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ giới, ung thư cổ tử cung ở nữ giới và một số trường hợp hiếm sẽ gây ung thư hậu môn và dương vật ở nam giới. Một số chủng HPV khác có thể gây viêm nhiễm ở da của các ngón tay, bàn tay và mặt.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ từ 9 - 26 tuổi nên thực hiện tiêm ngừa vaccin HPV càng sớm càng tốt

- Tránh tiếp xúc với HPV hoặc các virus lây qua đường tình dục khác

Để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với những virus lây qua đường tình dục, bạn nên có biện pháp quan hệ tình dục lành mạnh bằng cách sử dụng bao tránh thai và tuân thủ chế độ 1 vợ - 1 chồng.

☎️ Liên hệ Hotline 024 7307 8999 để được kết nối tới chuyên gia và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

🎀 🎀 Vietlife Clinic – Nơi chăm sóc sức khỏe toàn diện của bạn và gia đình !

==================================

☎️Hotline: 024.7307.8999 – 028.3868.0909

🏥Hệ thống phòng khám: https://bitly.vn/7416

🌎Website: http://vietlifeclinic.com/

📮Email: contact@vietlifeclinic.com


Tác giả: Phòng khám Đa khoa Vietlife