Dấu hiệu cơ thể nhiễm virus HPV và cách phòng ngừa

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Dấu hiệu cơ thể nhiễm virus HPV và cách phòng ngừa
HPV có thể gây ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan (gọi là ung thư vùng hầu họng), ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật...Thông thường, HPV có thể được đào thải ra bên ngoài cơ thể hoặc tự biến mất, tuy nhiên ở những người có hệ miễn dịch yếu thì điều này rất khó xảy ra.

1. Virus HPV là gì?

HPV là bệnh lây qua đường tình dục (Sexually transmitted infection, hay STI) phổ biến nhất. HPV là loại siêu vi khác với HIV và HSV (bệnh mụn rộp). HPV rất phổ biến đến nỗi gần như tất cả đàn ông và phụ nữ có quan hệ tình dục đều bị bệnh này tại một số thời điểm nào đó trong đời. Có nhiều loại HPV khác nhau. Một số loại có thể gây những vấn đề sức khỏe bao gồm mụn sinh dục và ung thư. Nhưng có những loại thuốc chủng ngừa có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe này.

2. Virus HPV lây lan như thế nào?

Bạn có thể bị lây nhiễm HPV khi quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người mang bệnh. Các triệu chứng khi lây nhiễm HPV thường rất mơ hồ hoặc đôi khi không có triệu chứng gì. 

Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị HPV, ngay cả khi bạn chỉ quan hệ với một người. Ngoài ra, bệnh cũng có thể được phát hiện sau nhiều năm sau kể từ lần quan hệ tình dục nên rất khó phát hiện cụ thể là mắc khi nào. 

3. Virus HPV có gây ra những vấn đề sức khỏe không?

Trong phần lớn trường hợp, HPV sẽ tự khỏi và không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Khi HPV không khỏi thì nó có thể gây những vấn đề sức khỏe như mụn rộp sinh dục và ung thư.

Thông thường nếu bị nhẹ, bạn chỉ có thể cảm thấy ngứa ngáy và xuất hiện một số cục mụn nhọt ở vùng sinh dục, cục mụn này thường nhô lên hoặc có hình dẹt, đôi khi có hình dạng như bông cải. Nặng hơn, bạn hoàn toàn có thể dính phải nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung nếu virus HPV không biến mất.

HPV có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung và những loại ung thư khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hay hậu môn. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan (gọi là ung thư vùng hầu họng). Thông thường, HPV có thể được đào thải ra bên ngoài cơ thể hoặc tự biến mất, tuy nhiên ở những người có hệ miễn dịch yếu thì điều này rất khó xảy ra. 

4. Cách phòng tránh virus HPV

Virus HPV mặc dù nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được chúng. Một số cách phòng tránh virus HPV bao gồm:

- Ði chích ngừa. Thuốc ngừa HPV rất an toàn và hữu hiệu. Thuốc ngừa có thể bảo vệ đàn ông và phụ nữ khỏi bệnh (bao gồm ung thư) do HPV gây ra khi chích cho những nhóm tuổi có nguy cơ cao. Thuốc chủng ngừa HPV được chích làm ba lần trong sáu tháng và quan trọng là bạn phải tiêm đủ 3 mũi.

- Tầm soát ung thư cổ tử cung, phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi nên thường xuyên tầm soát vì đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư phụ khoa. 

- Quan hệ tình dục an toàn: Bạn có thể dùng bao cao su để bảo vệ bạn tình của mình khỏi nguy cơ lây nhiễm các loại virus gây bệnh tình dục, trong đó có virus HPV. Tuy nhiên bao cao su không hề an toàn tuyệt đối, do vậy hãy tự bảo vệ sức khỏe của bạn bằng cách kiểm tra và tầm soát thường xuyên.

5. Ai nên chích ngừa?

- Mọi bé trai và bé gái từ 11 hay 12 tuổi đều nên chích ngừa virus HPV

- Cần phải chích ngừa bù thêm đối với đàn ông đến 21 tuổi và phụ nữ đến 26 tuổi, nếu họ chưa chích ngừa khi còn nhỏ.

- Cũng cần chích ngừa cho người đồng tính nam và lưỡng tính (bi) (hoặc bất cứ đàn ông nào có quan hệ tình dục với đàn ông) cho đến 26 tuổi. Cũng cần nên chích ngừa cho đàn ông và phụ nữ bị suy yếu miễn dịch (bao gồm người bị HIV/AIDS) cho đến 26 tuổi, nếu họ chưa được chích ngừa đầy đủ khi còn nhỏ.

6. Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang mang virus HPV

Hiện nay vẫn chưa có thử nghiệm nào để nhận biết các dấu hiệu vius HPV trong cơ thể người. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng các thử nghiệm HPV để tầm soát ung thư cổ tử cung. Những thử nghiệm này thường được áp dụng nhiều ở phụ nữ từ 30 tuổi trở nên. 

Có thể sử dụng các thử nghiệm HPV để dò tìm ung thư cổ tử cung. Những thử nghiệm này được đề nghị chỉ để khám thăm dò ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Thử nghiệm này không được đề nghị để khám thăm dò cho đàn ông, hay phụ nữ dưới 30 tuổi.

Virus HPV có thể được biểu hiện qua các triệu chứng ở vùng miệng, họng, cụ thể:

- Phát ban, mẩn đỏ, lở loét… ở trong khoang miệng

- Gặp khó khăn trong việc nuốt

- Ho ra máu, khản giọng

- Có khối u trong má hoặc ở cổ 

Phần lớn những người mắc virus HPV thường không có triệu chứng rõ ràng hay bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào trừ trường hợp bị mụn rộp sinh dục. Phụ nữ có thể nhận biết dễ dàng hơp khi xét nghiệm PAP (trong khám ung thư cổ tử cung). Phần lớn các bệnh nhân chỉ nhận ra mình mang virus HPV khi mắc ung thư. 


Tác giả: MN