Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không? Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không? Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không? Quá trình điều trị có khó khăn không?

Ung thư cổ tử cung là một trong 3 căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được  phát hiện và chữa trị kịp thời, ung thư cổ tử cung sẽ diễn tiến ngày càng nặng hơn, gây ra các biến chứng trầm trọng do kết quả của u xâm lấn các cơ quan lân cận như suy thận, phù chân, thiếu máu nặng hoặc do bệnh di căn đến ác cơ quan khác như phổi, gan,...

1. Sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung

Những bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung có triệu chứng đau bụng dưới và khoang chậu, chảy máu âm đạo bất thường hoặc ra khí hư có mùi hôi. Tuỳ vào những vị trí di căn khác nhau mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau, chẳng hạn như ho, đau tức ngực, đi tiểu ra máu, xuất huyết trực tràng. 

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như tiểu nhiều, đau buốt khi tiểu tiện và tiểu ra máu. Và những dấu hiệu này rất dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, từ đó làm giảm khả năng chữa khỏi của bệnh ung thư cổ tử cung.

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân ung thư cổ tử cung bắt buộc phải cắt bỏ tử cung hoặc xạ trị, từ đó gây mất chức năng tử cung, dẫn tới suy giảm chức năng tình dục và dẫn tới vô sinh ở phụ nữ. 

Ung thư cổ tử cung cũng có thể dẫn tới suy thận. Nguyên nhân là vì khi khối u ung thư lớn chèn ép niệu quản, ngăn chặn đường tiểu khiến nước tiểu tích tụ trong thận. Điều này khiến thận bị sưng, căng và nếu tình trạng này kéo dài, thận có thể mất hoàn toàn chức năng, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Cũng như nhiều căn bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung làm tăng độ nhớt của máu, gây hình thành cục máu đông, kết hợp với giảm vận động sau điều trị, nguy cơ này càng tăng hơn. Cục máu đông nếu hình thành ở chân người bệnh sẽ gây ra những dấu hiệu như: đau, sưng chân, đỏ da, nặng hơn có thể gây hoại tử. Cục máu đông nếu hình thành ở những đường máu khác nuôi cơ quan như phổi, thận,… rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Như vậy, ung thư cổ tử cung nếu không chữa trị kịp thời rất nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng thận và biến chứng mạch máu đông. 

Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không? - Ảnh 1.

Ung thư cổ tử cung gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng thận và biến chứng mạch máu đông - Ảnh Internet.

Đọc thêm:

Thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung cần những xét nghiệm nào?

Nhận biết sớm 7 dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường

2. Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Với sự nguy hiểm của bệnh lý này, ung thư cổ tử cung có chữa khỏi không và bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Hiện nay, với sự hiện đại và tiến bộ của y học, bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm và điều trị ung thư cổ tử cung đúng cách.

Theo đó, nếu ung thư cổ tử cung càng được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi (bệnh nhân sống khỏe mạnh trên 5 năm) và khả năng bảo tồn chức năng sinh sản càng cao. Còn nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn muộn thì sẽ rất khó điều trị.

 Vậy bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu? Các chuyên gia cho biết ung thư cổ tử cung sống được bao lâu tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là giai đoạn phát hiện bệnh. Các con số thống kê cho thấy, bệnh nhân ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị sẽ tử vong trong khoảng 3-5 năm. Ngược lại, nếu được điều trị kịp thời, người bệnh có thể được chữa khỏi.

Cụ thể, tùy theo từng giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung mà khả năng điều trị ung thư cổ tử cung thành công sẽ thay đổi, cụ thể:

- Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 0:

Là giai đoạn ung thư khu trú, khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn này tỉ lệ chữa khỏi bệnh và sống thêm 5 năm đạt tới 92%.

- Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 1:

Giai đoạn này là khối u ung thư đã hình thành lớn hơn, tỉ lệ bệnh nhân sống sót sau 5 năm khoảng 80 - 90%.

- Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2:

Tỉ lệ chữa khỏi bệnh và sống thêm trên 5 năm giai đoạn này chỉ còn 50 - 65% nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn này.

- Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3:

Giai đoạn 3 là giai đoạn muộn của bệnh, vì thế, việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn và khó tiêu diệt toàn bộ ung thư di căn. Lúc này, tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm chỉ còn khoảng 25 - 35%.

- Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4:

Khi bệnh nhân đã ở giai đoạn 4 (giai đoạn cuối), các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung lúc này thường chỉ giúp người bệnh giảm đau đớn, tăng chất lượng sống cho người bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân chữa khỏi bệnh chỉ còn khoảng 15%.

Cần lưu ý, theo các thống kê, trên 90% người bệnh khi tái phát di căn sẽ tử vong trong vòng 5 năm.

Như vậy, bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, việc tầm soát ung thư cổ tử cung và phát hiện bệnh sớm quyết định tới bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không.

Ngoài ra, bệnh ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà bệnh diễn tiến âm thầm. Các bác sĩ cho biết  từ lúc nhiễm virus HPV, dẫn đến tổn thương tiền ung thư rồi tới khi ung thư, thường kéo dài trong khoảng 10-15 năm.

Nếu như sự tiến triển này được phát hiện kịp thời thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị, ngăn ngừa ung thư phát triển và di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Vì vậy, bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không và sống được bao lâu là tùy vào giai đoạn phát hiện bệnh.

Ngoài ra, ung thư cổ tử cung sống được bao lâu và ung thư cổ tử cung có chữa khỏi không còn phụ thuộc vào yếu tố sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch tốt, tâm lý tốt thì khả năng điều trị khỏi cao hơn và ngược lại.

Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không? - Ảnh 2.

Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm - Ảnh Internet.

3. Làm gì để phòng tránh ung thư cổ tử cung?

Với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, càng để lâu thì khả năng chữa khỏi càng ít. Vì lý do đó, các bác sĩ khuyến cáo bé gái từ 9-26 tuổi, chị em phụ nữ chưa lập gia đình và chưa quan hệ tình dục cần phải được tiêm vacxin phòng chống virus HPV. 

Đối với những đối tượng là phụ nữ đã lập gia đình từ 21-65 tuổi,  thì cần thăm khám định kỳ, xét nghiệm tế bào học và HPV để kịp thời phát hiện ung thư cổ tử cung.

Bên cạnh đó, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, khi quan hệ tình dục, nữ giới nên sử dụng các biện pháp tự bảo vệ, luôn giữ vệ sinh vùng kín vào các thời điểm nhạy cảm, tránh hút thuốc lá, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không. Càng phát hiện sớm bệnh thì khả năng chữa khỏi càng cao. Và quan trọng hơn, đừng bao giờ chủ quan với căn bệnh này vì nó có thể tước đi cuộc sống của bạn bất cứ lúc nào.


Tác giả: Ngọc Điệp