Sự ra đi khi mới bước sang tuổi 30 của chị T. (thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) do không may mắc phải ung thư cổ tử cung đã để lại cho bạn bè, người thân những nỗi đau khổ tột cùng.
Trước đó, chị T. bị sút cân nhanh chóng bất thường, nhưng chị không mấy để tâm và thấy vui vì cân nặng giảm. Một phần cũng vì chị không thấy sức khoẻ có thay đổi gì, mặc dù đôi khi chị bị ra huyết sau khi quan hệ tình dục.
Mải chăm sóc gia đình con cái, nên khi phát hiện ra bị ung thư cổ tử cung thì chị T. đã không còn cơ hội chữa trị.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong các loại ung thư ở nữ giới thì ung thư cổ tử cung là bệnh gây tử vong hàng đầu. Theo thống kê, trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ qua đời vì ung thư cổ tử cung. Còn tính riêng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cứ 4 phút sẽ có một phụ nữ tử vong vì căn bệnh quái ác này.
Mặc dù là bệnh ung thư nguy hiểm, nhưng ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể chữa trị khỏi hoàn toàn với tỷ lệ thành công lên tới 100% nếu phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư. Ở giai đoạn 1, tỷ lệ này trong khoảng 85 - 90%. Và giảm dần ở các giai đoạn sau. Đến giai đoạn cuối, tỷ lệ chữa khỏi chỉ còn 15% với những bệnh nhân sống sót sau 5 năm.
Bởi vậy, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng. Theo các bác sĩ, ban đầu có thể các dấu hiệu ung thư cổ tử cung rất mơ hồ, không dễ dàng và dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Nhưng sau đó, những dấu hiệu ung thư cổ tử cung sẽ xuất hiện rõ ràng hơn như: bị chảy máu âm đạo, kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường, chảy máu khi quan hệ tình dục, dịch tiết âm đạo có màu, mùi lạ, thậm chí lẫn cả máu,....
Hiện nay, tầm soát ung thư cổ tử cung được coi là phương pháp để có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và phòng ngừa kịp thời bệnh này. Các xét nghiệm được sử dụng để tầm soát ung thư cổ tử cung gồm xét nghiệm Pap smear, xét nghiệm HPV, soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung,....
Trong các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung, phương pháp đơn giản và dễ thực hiện là xét nghiệm Pap smear. Khi thực hiện phương pháp này, các kỹ thuật viên sẽ lấy một mẫu tế bào trên bề mặt cổ tử cung và phân tích để phát hiện các bất thường. Phương pháp này có thể phát hiện sớm tới 90 - 95% các trường hợp bị ung thư cổ tử cung.
Theo các bác sĩ, phụ nữ nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung khi 21 tuổi, và tuyệt đối không tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung nếu dưới độ tuổi 21, không kể tuổi bắt đầu quan hệ tình dục.
Với những phụ nữ trong độ tuổi từ 21 - 29 tuổi thì nên thực hiện xét nghiệm Pap smear để tầm soát ung thư cổ tử cung 3 năm/lần. Ở độ tuổi này, các chị chưa làm xét nghiệm HPV bởi tần suất nhiễm chủng HPV nguy cơ cao ở tuổi này khoảng 20%, và hầu hết virus HPV sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp. Ngoài ra, phát hiện nhiễm virus HPV sẽ gây ra lo lắng, tốn chi phí khám bệnh và điều trị không cần thiết.
Trong độ tuổi từ 30 - 64 tuổi, các chị em nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV 5 năm/lần.
Khi trên 65 tuổi và các kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung trước đây đều bình thường thì nên ngưng tầm soát. Bởi hầu hết các kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, HPV dương tính đều là những kết quả giả, không phản ánh đúng tiền ung thư cổ tử cung, nguy cơ nhiễm HPV chỉ còn 5 - 10%.
Bên cạnh tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, phụ nữ nên chú ý tới việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách giữ vệ sinh vùng kín theo lời khuyên của bác sĩ phụ khoa, nên có lối sống tình dục lành mạnh (không quan hệ tình dục khi còn quá trẻ, không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sử dụng các biện pháp an toàn), nên khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ, tiêm phòng vắc-xin ngừa virus HPV,....
Bên cạnh việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện bệnh sớm, phụ nữ nên chú ý tới việc phòng ngừa bệnh bằng cách giữ vệ sinh vùng kín theo lời khuyên của bác sĩ phụ khoa, nên giữ lối sống tình dục lành mạnh và tiêm phòng HPV nếu chưa quan hệ tình dục.
=> Có thể bạn quan tâm:
Con đường lây nhiễm ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung rất dễ nhầm lẫn với các bệnh này