Theo dõi và kiểm tra định kỳ sau điều trị ung thư cổ tử cung

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Theo dõi và kiểm tra định kỳ sau điều trị ung thư cổ tử cung
Để giúp người bệnh phục hồi sau điều trị, người thân và đội ngũ chăm sóc bệnh nhân cần có chiến lược chăm sóc và theo dõi người bệnh nhằm phát hiện xử lý kịp thời các vấn đề sức khỏe sau quá trình điều trị ung thư cổ tử cung.

1. Tại sao cần theo dõi sau điều trị ung thư cổ tử cung?

Sau điều trị, bệnh nhân nên lên kế hoạch cho các cuộc hẹn với bác sĩ. Các cuộc hẹn này có thể là vài tháng một lần nhằm giúp bạn trao đổi những lo lắng và các mối quan tâm của bạn trong quá trình phục hồi sau điều trị ung thư cổ tử cung. 

Bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể kiểm tra và hỏi bệnh nhân một số câu hỏi trong các cuộc hẹn này. Bệnh nhân nên nói cho bác sĩ biết những triệu chứng hoặc tác dụng phụ sau điều trị để chuyên gia có thể giúp bạn xử lý vấn đề này.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:

- Lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung bằng bàn chải nhỏ

- Soi cổ tử cung

- Xét nghiệm máu

- Chụp x-quang

- Quét CT hoặc quét MRI

- Siêu âm gan

Sau khi kết thúc điều trị ung thư cổ tử cung, bệnh nhân sẽ có một mẫu tế bào được lấy từ cổ tử cung hoặc khí quản, các tế bào khu vực xung quanh phần dưới của tử cung và đỉnh âm đạo. Bác sĩ cũng có thể soi tử cung hoặc nhìn vào đỉnh âm đạo của bệnh nhân để kiểm tra các vấn đề biến chứng. 

Nếu bệnh nhân đã cắt bỏ tử cung, bác sĩ có thể lấy một mẫu tế bào từ đỉnh âm đạo nếu bạn có các triệu chứng bất thường. Đây được gọi là xét nghiệm hầm âm đạo (vaginal vault test). Các bác sĩ thường dùng mỏ vịt để kiểm tra cổ tử cung của bệnh nhân sau điều trị để đảm bảo không có biến chứng nào xảy ra. 

2. Bao lâu thì bệnh nhân nên đi kiểm tra?

Bạn nên đi khám định kỳ trong vòng 6 tuần sau khi kết thúc đợt điều trị. Tần suất kiểm tra có thể từ 3 đến 6 tháng trong 2 năm đầu tiên, 6 đến 12 tháng trong 3 đến 5 năm tiếp theo để chắc chắn rằng tế bào ung thư không tái phát và tiến triển. 

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung nên đi tầm soát thường xuyên hơn để phát hiện các vấn đề nguy hiểm. Trong những trường hợp này, bạn nên trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về những mỗi quan tâm của bạn hoặc bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến nguy cơ mắc bệnh.

Đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung, bạn có thể đi kiểm tra ngoại trú sau phẫu thuật hoặc đến tại chính cơ sở y tế bạn đã từng hóa trị liệu. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn theo dõi những biến chứng sau điều trị một cách chính xác nhất. 

Một số bệnh viện hiện nay đã áp dụng cho các y tá chuyên khoa theo dõi bệnh nhân bằng cách gọi điện thoại và xử lý các vấn đề sau điều trị một cách kịp thời nhất.

Liên hệ với bác sĩ hoặc y tá chuyên khoa nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm hoặc nhận thấy bất kỳ triệu chứng mới giữa các cuộc hẹn. Bạn không phải đợi cho đến lần ghé thăm tiếp theo.

Hãy đi kiếm tra nếu cảm thấy lo lắng hoặc nói chuyện với người thân về những vấn đề mà bạn đang gặp phải, điều này thường đem lại kết quả rất tốt đối với những bệnh nhân ung thư.

Dịch từ: https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/cervical-cancer/treatment/follow-up


Tác giả: MN